Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

PTT Vũ Đức Đam: “Cần đẩy mạnh công tác dạy nghề”.

Trong buổi làm việc với ban lãnh đạo Bộ Lao Động – Thương Binh & Xã Hội sang 28/10 vừa qua, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh chấn chỉnh một số vấn đề liên quan tới lĩnh vực dạy – học nghề tại Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao Động – Thương Binh & Xã Hội (LĐTB&XH) thì tính đến ngày 30/09, Việt Nam có 1421 cơ sở dạy nghề chuyên nghiệp, bao gồm 168 trường cao đẳng nghề, 303 trường trung cấp nghề và 950 thu mua iphone). Đang đào tạo và giảng dạy cho 623.000 học viên trên cả nước.
PTT Vũ Đức Đam
PTT Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Việt Nam cần cải thiện và đẩy mạnh công tác dạy – học nghề
Trong buổi làm việc, PTT tập trung vào giải pháp nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh lao động của nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh các vấn đề to lớn mang tầm chiến lược vĩ mô thì cũng cần có sự hoàn thiện ở tầm vi mô dựa vào sức phối hợp của nhiều ngành, nhiều cơ sở đào tạo. Như vậy nguồn nhân lực lao động chất lượng cao mới thực sự đóng góp ý nghĩa vào sự phát triển kinh tế.
Để có những bước chuyển biến thực sự về chất lượng trong công tác dạy nghề, bộ LĐTB&XH cần phải đổi mới căn bản, toàn diện, dung cảm nhìn nhận vào các bất cập thực tế để trả lời những câu hỏi: Tại sao số lượng học viên theo học nghề còn chiếm tỉ lệ ít? Tại sao lại sát nhập 3 trung tâm dạy nghề cấp huyện mà trước đây nhà nước đã đổ rất nhiều tiền của đầu tư trong khi ngân sách còn nghèo? V.v..
PTT Vũ Đức Đam đưa ra quan điểm: “Thành lập một cơ sở dạy nghề mất 10ha đất, đầu tư 500 tỷ đồng kèm theo đội ngũ giáo viên mấy trăm người, vậy liệu chúng ta có dám dũng cảm chuyển đổi, cho DN, tư nhân thuê để hoạt động với điều kiện đảm bảo tài sản đã được đầu tư, để trước hết giảm bớt chi thường xuyên cho đội ngũ giáo viên, đồng thời huy động được thêm nguồn lực đầu tư từ xã hội vào hoạt động dạy nghề. Từ đó, đổi mới hoạt động của các trung tâm dạy nghề theo hướng tự chủ, hoạt động như DN.”
Phó Thủ Tướng cũng cho biết, theo nghiên cứu của Ngân Hàng Thế Giới – Word Bank, Bên cạnh tốc độ tăng trưởng trung bình của Việt Nam trong 20 năm qua là 5.7%/năm, thì điều hấp dẫn nhất của nước ta chính là mức tăng trưởng thu nhập của 40% người thu nhập thấp nhất ở Việt Nam đã tăng trung bình 9%/năm. Nhưng nếu cứ tiếp tục với tốc độ tăng trưởng chung là 5 – 6%/năm như hiện nay thì 20 năm tới, quốc gia chúng ta sẽ rơi vào bẫy thu nhập thấp.
Không một đất nước nào hy sinh gian khổ như Việt Nam, không có một gia đình, dòng họ, làng xã nào không có người hy sinh xương máu cho sự nghiệp giành độc lập, tự do với mong ước xây dựng đất nước giàu mạnh hơn. Vì vậy, chúng ta phải đặt mục đích phát triển nhanh hơn đi đôi với xã hội phát triển tương xứng.” PTT nhấn mạnh.
Trên tinh thần đó, Bộ LĐTB&XH cần phải xác định rõ trách nhiệm của mình, rà soát lại toàn bộ các lĩnh vực trực thuộc Bộ quản lý, nhìn nhận vào thực tế để cải thiện, phát huy và khắc phục các yếu kém.
Đơn cử như nói về năng suất lao động đúng là còn liên quan đến cơ cấu, ngành nghề lao động nhưng Bộ cũng cần xem rất cụ thể những lĩnh vực nào thuộc trách nhiệm của mình để xử lý. Chúng ta cố gắng làm đúng chức năng quản lý nhà nước và dần dần theo hướng hiện đại trên cơ sở tiếp thu, tham khảo kinh nghiệm các nước.” PTT cho biết.
Lĩnh vực quản lý, giới thiệu việc làm cần phải dựa trên căn bản sử dụng nguồn lực ít nhưng hiệu quả. Bộ LĐTB&XH có thể đánh giá, tự đánh giá quá trình dạy – học nghề của cả nước. Hợp tác với các doanh nghiệp dạy nghề tư nhân để nâng cao hiệu quả. Đặc biệt khi mà các doanh nghiệp dạy nghề tư nhân đang có xu hướng dạy nghề hơn các cơ sở quốc doanh.
Bên cạnh các hoạt động trên thực địa, công tác truyền thông cũng cần phải được đẩy mạnh để nâng cao nhận thức dạy – học nghề trong toàn dân, giúp toàn dân nắm rõ được vai trò quan trọng của công tác dạy – học nghề.
Kế hoạch cho năm 2015, PTT Vũ Đức Đam mong muốn “Từng đơn vị của Bộ LĐTB&XH đều tự đánh giá và tự kiểm điểm để nâng cao chất lượng đào tạo và quyết tâm cải thiện, dựa trên tinh thần trách nhiệm và tầm nhìm xa để đưa đất nước đi lên.”
Theo thống kê mới nhất của Bộ LĐTB&XH thì tính tới nay, công tác đào tạo – dạy nghề ở Việt Nam đang có những con số phát triển tương đối ấn tượng:
  • 1.346.000 người được tạo công ăn việc làm hằng năm nhờ học nghề. Trong đó, có 91.143 lao động Việt Nam sau khi được đào tạo nghề đã đi làm việc & công tác tại nước ngoài.
  • Toàn quốc có 1421 trung tâm dạy nghề, từ đầu năm tới nay đã đào tạo – dạy nghề cho hơn 623.000 học viên ra nghề.
  • Việt Nam hiện có trên 8,8 triệu người đang thuộc diện được hưởng trợ cấp – ưu đãi hằng tháng từ Nhà Nước.
  • Ước tính đến cuối năm 2014, tỉ lệ hộ nghèo cả nước còn khoảng 5,8% – 6,0%; giảm 1,8% – 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Có 2,6 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội và cấp thẻ bảo hiểm y tế hằng năm với tổng kinh phí lên đến trên 12 nghìn tỉ đồng.
  • Trong tháng 09/2014, cả nước có khoảng 204.377 người nghiện ma túy. 142 trung tâm cai nghiên. Có khoảng 32.200 người đang được cai nghiện tại các trung tâm và 2.902 người được cai nghiện tại gia đình.
Công tác đào tạo – dạy nghề và học nghề bên cạnh giúp giải quyết công ăn việc làm, giảm nạn thất nghiệp, còn gián tiếp giảm tệ nạn xã hội và cải thiện đời sống cho người dân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét