Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Hơn 3.000 chỗ làm cho người lao động

TT - Trung tâm Giới thiệu việc làm TP.HCM (Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho biết sẽ tổ chức đồng thời hai sàn giao dịch việc làm vào ngày 6-5 tại 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh (P.17, Q.Bình Thạnh) và ở Trung tâm Dạy nghề Q.Bình Tân (637 tỉnh lộ 10, P.Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân).


Đại diện nhà tuyển dụng (bìa trái) phỏng vấn ứng viên tại một chương trình “Phỏng vấn thử - Thành công thật” do Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM tổ chức
TT - Trung tâm Giới thiệu việc làm TP.HCM (Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho biết sẽ tổ chức đồng thời hai sàn giao dịch việc làm vào ngày 6-5 tại 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh (P.17, Q.Bình Thạnh) và ở Trung tâm Dạy nghề Q.Bình Tân (637 tỉnh lộ 10, P.Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân).

Ông Trần Xuân Hải (giám đốc trung tâm) cho biết ngoài sàn giao dịch việc làm cố định thì sắp tới trung tâm sẽ tăng cường nhiều sàn giao dịch việc làm lưu động tại nhiều quận, huyện ở TP.HCM, nơi có các khu chế xuất, khu công nghiệp để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm việc làm và tuyển dụng lao động.

Sáp nhập các trung tâm: Hai bộ "vênh" nhau

TT - Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố thông báo dự thảo thông tư liên tịch hướng dẫn sáp nhập các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp cấp huyện vẫn đang trong quá trình xin ý kiến góp ý của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan để báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh thành xem xét việc sáp nhập để thành lập một trung tâm nhiều chức năng, nhưng việc thành lập chỉ được thực hiện “sau khi thông tư liên tịch trên được ban hành và có hiệu lực”, để “bảo đảm thống nhất trong chỉ đạo và tránh gặp phải những khó khăn, bất cập sau này”.

Tuy nhiên, trước đó vào tháng 8, Bộ Lao động - thương binh và xã hội đã có công văn gửi UBND các tỉnh thành nêu tình trạng một số tỉnh đã thực hiện việc sáp nhập các trung tâm, nhưng mỗi nơi làm một kiểu, không thống nhất việc giao cơ quan quản lý trực tiếp trung tâm, nơi giao UBND cấp huyện quản lý, nơi lại giao cho sở GD-ĐT trực tiếp quản lý. Do đó, Bộ Lao động - thương binh và xã hội đã gửi văn bản cho Bộ GD-ĐT “nhất trí về sáp nhập các trung tâm trên địa bàn huyện thành một trung tâm chung do UBND huyện trực tiếp quản lý”, đề nghị các ủy ban nghiên cứu thực hiện. Công văn này đã khiến nhiều địa phương “hiểu nhầm” rằng hai bộ đã thống nhất, nên cấp tập chỉ đạo thực hiện các công việc liên quan đến sáp nhập các trung tâm cấp huyện, bất chấp chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể.

Đến nay, khi tiếp tục nhận được công văn mới của Bộ GD-ĐT đề nghị xem xét sáp nhập trung tâm sau khi có thông tư liên tịch, nhiều địa phương tỏ ra lúng túng, khó xử vì đã trót triển khai việc sáp nhập các trung tâm, nên tiếp tục gửi văn bản cho Bộ GD-ĐT đề nghị giải thích.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét