Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Loạt smartphone Philips mới có gì mới?

Philips sẽ đồng loạt “tổng tấn công” thị trường bằng loạt smartphone mới trải dài từ phân khúc cao cấp đến giá rẻ đáp, những cái tên đó bao gồm I908, W6610 và 2 mẫu điện thoại thời trang S388, S308 cùng mẫu điện thoại phổ thông X2566.

Sau một thời gian tạm thời “rút lui” khỏi thị trường Việt, hãng điện thoại Hà Lan này đang chuẩn bị những “tân binh” tốt nhất cho sự trở lại.

Pin “trâu”, đã có W6610

Trên các diễn đàn công nghệ gần đây, những khảo sát đều cho rằng dung lượng pin mới là vấn đề quan trọng nhất bởi nó quyết định đến “sự sống” cho smartphone. Nắm được điều này, Philips đã tung chiếc W6610 ra thị trường thế giới.

ss

Theo nhiều thử nghiệm, đánh giá từ các trang công nghệ uy tín thế giới, với viên pin dung lượng lên tới 5300 mAh - dung lượng chỉ có trên MTB cỡ nhỏ - W6610 có thể đàm thoại liên tục lên đến 33 giờ và chờ lên đến hơn 2 tháng.

Ngoài ra, với công nghệ pin Xenium - một công nghệ đặc biệt chỉ có ở điện thoại Philips, bên cạnh thời gian sử dụng dai dẳng, W6610 trang bị chức năng sạc nhanh, cho phép người dùng tiết kiệm tối đa thời gian sạc. Điều này cũng đồng nghĩa với việc những ai sở hữu W6610 sẽ không còn lo lắng điện thoại hết pin khi phải làm việc thời gian dài, khi đi du lịch, công tác xa, ở những nơi không có điện và cũng không phải “kè kè” cục sạc dự phòng rườm rà.

Tất nhiên bên cạnh nguồn pin đặc trưng nhất, W6610 cũng có mặt của cấu hình mạnh mẽ bao gồm bộ VXL lõi tứ tốc độ 1,3 GHz cũng như bộ nhớ RAM 1 GB cho hiệu suất cực kì ổn định trên HĐH Android 4.2 Jelly Bean, giao tiếp thông qua màn hình 5 inch độ phân giải 960 x 540 pixel cực kì sắc nét. Sản phẩm có giá dự kiến dưới 5 triệu.

Cấu hình “khủng”, đã có I908

Về thông số bên trong, I908 không hề thua những sản phẩm hàng đầu đến từ các thương hiệu nổi tiếng hiện nay với màn hình TFT 5 inch Full HD rõ nét, VXL 8 lõi MediaTek MT6592 tốc độ 1,7 GHz - một trong những VXL nhanh nhất hiện nay - cùng bộ RAM 2 GB, bộ nhớ trong 16 GB có thể mở rộng,.... giúp máy hoạt động cực kì mượt mà và ổn định trên nền tảng Android 4.4 KitKat có thể coi là mới nhất ở thời điểm hiện tại.

ss

Ngoài ra, máy còn có mặt đầy đủ kết nối thời thượng hiện nay bao gồm  Wi-Fi, Bluetooth 4.0, GPS, A-GPS, NFC…

Đặc biệt, I908 vẫn được trang bị nguồn năng lượng lên đến 3000 mAh đi kèm nhiều ứng dụng tiết kiệm pin, cho phép máy sử dụng liên tục ở tần suất cao. Với cấu hình khủng, sản phẩm sẽ làm người tiêu dùng vô cùng hài lòng với mức giá dưới 7 triệu.

“Thiết kế đẹp”, I908, S388, S308 đều có mặt

ss
Cùng cấu hình khủng, I908 được Philips mang tới những đường nét bo tròn trang nhã và hiện đại tương tự như LG G3 mới ra mắt gần đây.

Toàn bộ máy với những đường nét khít khao dễ liên tưởng đến các mẫu smartphone thiết kế nguyên khối đẹp mắt, độ mỏng chỉ 8,8 mm tạo nên sự thanh thoát, mặt sau là vỏ nhựa cao cấp được phun sơn tạo cảm giác mềm và dễ cầm nắm, không hề để lại dấu vân tay hay các vết trầy xước khác.

Trong khi đó ở phân khúc giá rẻ, Philips cũng không quên mang tới sự đẹp mắt cho các thiết bị của mình, bằng chứng là bộ đôi “smartphone thời trang” S388 và S308.

ss

Theo đó, cả S388, S308 đều mang thiết kế “hao hao” nhau với phần trên khá vuông vắn, tích hợp một đường viền bằng nhựa bóng chạy từ trước ra sau máy tạo sự sang trọng trong khi phần dưới theo hình vòng cung với đường kính lớn rất nam tính.

Điểm khác nhau của 2 sản phẩm này chính là kích thước màn hình: 4,5 inch và 4 inch tương ứng. Trung tâm dạy nghề Tuy là thiết bị ở phân khúc tầm trung, Philips vẫn rất “nâng niu” bộ đôi này với các góc cạnh khít, các mối nối chắc chắn và vẻ ngoài sang trọng. Sản phẩm S388 dự kiến sẽ có giá dưới 3.5 triệu và S308 có giá dưới 2 triệu.

“Khả năng chụp ảnh”, gọi tên i908 và W6610

Thêm một lần nữa, chiếc I908 tiếp tục được xướng danh với khả năng chụp ảnh mạnh mẽ.

ss

Theo đó, i908 tích hợp cảm biến độ phân giải 13 Mpx khá cao, đi kèm với đó là hàng loạt tính năng cao cấp như tự động lấy nét, nhận dạng khuôn mặt, chụp HDR, chụp toàn cảnh,… đồng thời có thêm đèn Flash cho chụp các bức ảnh ở môi trường thiếu sáng.

I908 có các tính năng cho quay phim với độ phân giải 2K và Full HD tốc độ 30 fps, giúp người dùng có thể lưu giữ khoảnh khắc đẹp bên bạn bè, gia đình.

Bên cạnh đó, I908 cũng hoàn toàn thích hợp cho phái nữ khi có mặt của chiếc camera trước 5 Mpx khá cao hiện nay, giúp chị em có thể “tự sướng” bất cứ lúc nào với hình ảnh rõ nét và chân thực nhất.

W6610 cũng được Philips ưu ái tích hợp camera 8 Mpx cùng các tính năng cao cấp như tự động lấy nét, quay phim chuẩn 2K, hỗ trợ đèn Flash,… và người dùng cũng có thể lưu trữ khoảnh khắc đẹp mắt với smartphone này.

Ngoài những khả năng nổi bật trên, tất cả các sản phẩm mà Philips mang tới thị trường Việt lần này đều tích hợp tính năng 2 SIM 2 sóng online.

Chiếc điện thoại phổ thông X2566 với những thiết kế chuyên biệt dành cho người lớn tuổi thật sự mang ý nghĩa nhân văn theo câu slogan “We care for people” - tiêu chí hoạt động của nhãn hàng Philips.

BlackBerry gặp nguy sau khi Apple bắt tay IBM

Thương vụ hợp tác giữa hai tập đoàn công nghệ khổng lồ của Mỹ là Apple và IBM về việc sản xuất các thiết bị di động thông minh được thiết kế đặc biệt cho giới doanh nhân đang đe dọa hãng sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu của Canada BlackBerry.

Apple, IBM
Apple bắt tay IBM đẩy BlackBerry vào thế khó.
Đây là nhận định của các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Forrester của Canada trong bài phân tích đăng trên tờ Thư tín địa cầu số ra ngày 16/7.

Chuyên gia Frank Gillett cho biết thỏa thuận giữa Apple và IBM sẽ tạo ra nhiều thách thức mới cho BlackBerry trong cuộc đua giành thị phần trên lĩnh vực điện thoại thông minh và máy tính bảng dành cho giới doanh nghiệp vốn là lợi thế cạnh tranh của hãng công nghệ đến từ Canada.

Theo ông, cái bắt tay trên có thể giúp Apple và IBM giành thêm thị phần từ cơ sở khách hàng chủ chốt trước đây của BlackBerry là các tập đoàn và cơ quan chính phủ có chính sách bảo mật cao.

Về sự hợp tác nói trên, đại diện của BlackBerry cảnh báo các cơ quan chính phủ và giới doanh nghiệp không nên tin vào những dịch vụ được xây dựng trên công nghệ của Apple chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.

BlackBerry đồng thời nhấn mạnh hãng hiện cung cấp dịch vụ cho 87% các công ty trong danh sách 500 tập đoàn có doanh thu cao nhất do tạp chí "Fortune" của Mỹ bình chọn.

Theo hãng trên, điện thoại thông minh kết hợp với dịch vụ máy chủ doanh nghiệp BlackBerry đã thiết lập các tiêu chuẩn an toàn, đáng tin cậy để quản lý các nguồn tài nguyên doanh nghiệp và các ứng dụng.

Sản phẩm và dịch vụ mới như điện thoại thông minh BlackBerry 10 với BlackBerry Balance, trung tâm dạy nghề cho phép cùng tồn tại an toàn dữ liệu công ty trên các thiết bị BlackBerry và BES 10 thể hiện sự đổi mới liên tục và tiếp tục củng cố vị trí của công ty trong thị trường doanh nghiệp. BES 10 là thế hệ tiếp theo của Blackberry hỗ trợ dịch vụ MDM cho BlackBerry 10 cũng như iOS và Android thông qua một giao diện quản trị BlackBerry thống nhất.

Tuy nhiên, xu hướng mang thiết bị cá nhân đi làm, trong đó nhiều công ty đang cho phép nhân viên kết nối điện thoại thông minh của mình với các mạng công ty, đã gia tăng áp lực cạnh tranh trong thị trường doanh nghiệp.

Các tập đoàn lớn của Canada trước đây thường chỉ trang bị cho nhân viên các thiết bị cầm tay của BlackBerry. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các tập đoàn này đã đồng loạt chuyển sang các mẫu điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành iOS của Apple và Android của Samsung. Hiện hãng công nghệ đến từ Canada đang tích cực tung ra các chiến lược nhằm giành lại sự ủng hộ của các khách hàng doanh nghiệp cốt lõi.

Theo thỏa thuận giữa Apple và IBM công bố trước đó một ngày, hai hãng có kế hoạch công bố hơn 100 giải pháp gồm các ứng dụng được phát triển trên nền tảng hệ điều hành iOS, cùng với các dịch vụ điện toán đám mây, các phần mềm an ninh và phân tích dữ liệu vốn là thế mạnh của IBM.

Cũng theo thỏa thuận hợp tác, Apple sẽ phụ trách mảng dịch vụ khách hàng, trong khi IBM đảm nhận các mảng an ninh phần mềm và kinh doanh, thương mại. Tổng Giám đốc Apple, ông Tim Cook, cho biết đây là lần đầu tiên hãng này cung cấp phần mềm phân tích dữ liệu lớn cho những người sử dụng iOS, mở ra một cơ hội lớn về mở rộng thị phần của hãng.

Cổ phiếu của BlackBerry đã giảm 12% chốt phiên giao dịch ngày 16/7 trên sàn chứng khoán New York xuống còn 9,97 USD/ cổ phiếu.

8 lời khuyên công nghệ ... sai bét

Sạc điện thoại qua đêm rất hại, không được sạc iPhone bằng cục sạc iPad... đó chỉ là hai trong số những người khuyên mà bạn nghe thấy hết lần này lần khác trên mặt báo, cũng như từ bạn bè, dù độ chính xác của chúng đến đâu thì cần phải xét lại.

Trang Business Insider vừa liệt kê 8 hiểu lầm phổ biến, đáng chú ý nhất của người dùng công nghệ tại thời điểm này, thu mua iphone từ việc máy tính Mac không thể bị nhiễm virus cho đến camera càng nhiều chấm thì chụp ảnh càng đẹp.

1. Máy tính Mac không thể bị nhiễm virus

Đúng thế, máy tính Apple cũng không thể miễn nhiễm trước phần mềm phá hoại, virus, Trojan, hệt như PC vậy. Apple từng quảng cáo hùng hồn rằng sản phẩm của họ không yếu đuối trước virus như PC, nhưng trên thực tế đã phải nhanh chóng đổi lại chiến dịch marketing sau khi một Trojan được phát hiện lây nhiễm cho hàng ngàn máy tính Mac vào năm 2012.

2. Chế độ duyệt web Private/Incognito có thể giúp bạn ẩn danh

Nhiều người nhầm tưởng rằng chế độ duyệt web riêng tư đồng nghĩa với ẩn danh. Nếu như bạn đang sử dụng Ingognito Mode trong Google Chrome hoặc Private Browsing trong Safari, chỉ đơn giản là trình duyệt sẽ không lưu lại lịch sử lướt web, không sao chép các website đánh dấu hay tự động đăng nhập vào các tài khoản truy cập của bạn mà thôi. Danh tính của bạn sẽ không được che giấu một chút nào cả.

3. Để điện thoại sạc cả đêm sẽ gây hỏng pin

iPhone, iPad, sạc, pin, QHD
Mô tả
Rất nhiều người có thói quen cắm sạc cả đêm, sau khi pin đã đầy 100%. Một số trang bào từng cảnh báo rằng việc này sẽ gây tổn hại cho tuổi thọ pin nhưng trên thực tế, cho đến giờ vẫn chưa có bất cứ bằng chứng nào về nhận định này cả. Các đời smartphone hiện đại đều sử dụng pin lithium-ion, là một công nghệ đủ thông minh để ngắt sạc khi pin đầy.

4. Camera càng nhiều chấm thì chụp ảnh càng đẹp

iPhone, iPad, sạc, pin, QHD
Một camera 12MP thì khác gì với một camera 8MP? Hóa ra là không nhiều như bạn tưởng. Chất lượng của một bức ảnh chụp được quyết định bởi mức độ ánh sáng mà bộ cảm biến hình ảnh (sensor) thu nhận được. Thường thì sensor lớn hay đi kèm với điểm ảnh lớn và điểm ảnh càng lớn thì ánh sáng hấp thụ được càng nhiều. Do đó, chính kích cỡ của điểm ảnh mới có ý nghĩa chứ không phải là số "chấm" mà các hãng điện thoại vẫn lấy ra để dụ người dùng.

5. Đừng sạc điện thoại trừ phi pin chỉ còn vài %

Đây cũng lại là một kinh nghiệm rỉ tai sai toét nữa về pin lithium-ion. Việc bạn cắm sạc điện thoại khi pin vẫn còn nhiều chẳng hại gì cả mà có khi còn tốt hơn cho pin. Mỗi cục pin luôn có số lượt sạc nhất định trước khi suy yếu dần. Lượt sạc được tính là sạc đầy pin lên mức 100%, do đó, lý do thực sự khiến cho thời lượng pin bị tụt nhanh ở máy cũ đi là vì nó đã tiệm cận đến giới hạn lượt sạc chứ không phải vì bạn cắm sạc lúc điện thoại vẫn còn 50% pin.

6. Với smartphone thì màn hình càng phân giải cao càng xịn

iPhone, iPad, sạc, pin, QHD
LG G3 sở hữu màn hình QHD
Nhiều người đã khẳng định rằng, đến một ngưỡng nào đó thì độ phân giải màn hình không còn có ý nghĩa trên smartphone nữa. Các chuyên gia về thị giác cũng nhấn mạnh rằng, mắt người không thể nhận biết được sự khác biệt khi màn hình đạt mật độ điểm ảnh trên 300 ppi. Đầu năm nay, LG ra mắt mẫu smartphone QHD đầu tiên của hãng (G3) với độ phân giải lên tới 2560 x 1440p. Đây là độ phân giải cao hơn nhiều so với các smartphone đầu bảng hiện hành khác, vốn chỉ dừng lại ở màn hình 1920 x 1080p. Nhưng không ai rõ QHD có thật sự khác biệt so với Full HD hay không. Đó là lý do vì sao mà Apple chỉ chú tâm vào độ sáng của màn hình hơn là chạy đua tăng độ phân giải cho iPhone.

7. Dùng sạc iPad cho iPhone là không tốt

Trang web chính thứ của Apple nói rằng cục sạc 12 watt của iPad có thể sạc được cả iPhone lẫn iPad. Tuy nhiên, Steve Sandler, nhà sáng lập kiêm Giám đốc công nghệ của hãng AEi Systems tuyên bố rằng nếu bạn sử dụng sạc 12 watt này thường xuyên để sạc iPhone, về lâu dài sẽ gây tổn hại cho pin. Tất nhiên, sẽ phải mất một năm để bạn nhận ra sự thay đổi về hiệu suất pin, do đó nếu thỉnh thoảng bạn có "xài tạm" sạc iPad thì cũng không vấn đề gì.

8. Không nên ngày nào cũng tắt máy tính

Dù nhiều người tin rằng tắt máy tính mỗi tối là việc không tốt thì sự thật lại hoàn toàn trái ngược: máy tính của bạn nên được tắt thường xuyên. Bạn dễ dàng rơi vào thói quen để laptop ở chế độ ngủ vì nó tiện lợi hơn mỗi khi bật lại, nhưng như Lifehacker đã chỉ ra, việc tắt máy khi không dùng đến sẽ giúp bảo toàn nguồn điện là các linh kiện máy tính cũng phải chịu ít áp lực hơn, hệ quả là tuổi thọ và độ bền của chúng sẽ cao hơn.

Hét vào điện thoại để... sạc pin

Chiếc điện thoại hết pin vào đúng lúc bạn đang thực hiện một gọi quan trọng. Điều này khiến bạn sẽ bực mình hét vào chiếc điện thoại, nhưng cũng chẳng ích gì.

điện thoại, sạc pin

Tuy nhiên, một công nghệ mới sẽ khiến những tiếng la hét bực tức của bạn sẽ không còn vô nghĩa bởi nhờ đó, chiếc điện thoại lại “sống dậy“, giúp bạn tiếp tục cuộc chuyện trò.

Các nhà nghiên cứu ở London, Anh đã tạo ra một công nghệ mới sử dụng âm thanh, thu mua iphone chẳng hạn như tiếng hò hét cổ vũ ở sân bóng, hay những cuộc trò chuyện sôi nổi trong quán cà phê, để sạc pin cho điện thoại di động. Thiết bị này sử dụng kẽm ôxít để chuyển đổi các rung động âm thanh thành điện năng.

Phát minh này được lấy cảm hứng từ nghiên cứu trước đây của các nhà nghiên cứu Đại học Queen Mary cho thấy việc chơi nhạc pop hay rock có thể làm tăng hiệu suất của các tấm pin năng lượng mặt trời. Điều này có được là do các rung động âm thanh kích hoạt sự chuyển động của các hạt vật chất trong các tấm pin năng lượng mặt trời để nâng cao hiệu suất lên tới hơn 40%.

Tiếp tục phát triển nghiên cứu này, các nhà khoa học đã tạo ra một loại thiết bị đầu tiên thu năng lượng có thể được sử dụng để sạc điện thoại di động từ những tiếng ồn xung quanh. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng một thuộc tính quan trọng của kẽm ôxít, một chất liệu khi bị đè nén hoặc kéo căng sẽ tạo ra điện áp bằng cách chuyển đổi năng lượng từ chuyển động thành năng lượng điện, qua các thanh nano. Các thanh nano này có thể được phủ lên các bề mặt khác nhau tại các địa điểm khác nhau giúp cho việc khai thác năng lượng được linh hoạt. Khi bề mặt này bị nén, ép, các thanh nano sẽ tạo ra một điện áp cao, tạo ra nguồn điện để sạc pin điện thoại.

7 smartphone giảm giá đáng mua nhất hiện nay

Thị trường điện thoại di động tháng 8 đã chứng kiến hàng loạt các smartphone, trong đó có cả những siêu phẩm bị điều chỉnh giảm giá tới hàng triệu đồng. Dưới đây là những sản phẩm mà người dùng không nên bỏ lỡ ở thời điểm này.

Nokia Lumia 1520

smartphone, giảm giá

Là chiếc smartphone lai máy tính bảng, Lumia 1520 được trang bị màn hình 6-inch full HD, sản phẩm chạy trên vi xử lý lõi tứ Snapdragon 800 này được hoạt động liên tục nhiều giờ là nhờ một phần không nhỏ từ thỏi pin 3.400mAh.

Lumia 1520 được trang bị cấu hình thuộc hàng “khủng” trên thị trường di động tại thời điểm ra mắt, đó là bộ xử lý Qualcomm Snapdragon 800 lõi tứ với 2GB RAM và 32GB bộ nhớ trong và hỗ trợ thêm khe cắm thẻ nhớ ngoài lên tới. Ngoài ra, máy còn tích hợp camera PureView 20MP cùng công nghệ chống rung quang học OIS.

Sau nhiều lần điều chỉnh giảm, gần đây nhất, trong tháng 8 này, Lumia 1520 đã có giá bán từ 12,99 triệu đồng xuống còn 9,99 triệu đồng/sản phẩm.

LG G2 16GB

smartphone, giảm giá

LG G2 nổi bật với màn hình cảm ứng rộng 5,2-inch, cấu hình mạnh mẽ với chip lõi tứ Snapdragon 800 và 2GB RAM. Máy được trang bị hầu hết các kết nối cao cấp nhất hiện nay bao gồm LTE, LTE-A, 3G, GSM, NFC, định vị A-GPS, GLONASS, micro USB, wifi ac, bluetooth 4.0.

Smartphone G2 được trang bị camera 13MP với tính năng ổn định quang học mới giúp máy có thể bắt nét nhanh hơn, chống rung tốt hơn, màu sác thể hiện chính xác hơn, chụp tốt hơn trong điều kiện thiếu sáng. Camera của máy có thể quay phim với độ phân giải Full HD và chụp ảnh ở chế độ HDR. Trong hai tháng 7 và 8, máy đã bị điều chỉnh giảm giá bán tới hai lần, từ 11,49 triệu đồng xuống còn 9,99 triệu đồng và nay, khách hàng mua ở mức 8,99 triệu đồng/sản phẩm.

LG G Pro 2

smartphone, giảm giá

LG G Pro 2 được trang bị một màn hình khá lớn, 5.9-inch cùng độ phân giải full HD 1080x1920 pixels công nghệ True Full HD IPS Plus độc quyền bởi LG, cho hình ảnh không những sáng hơn mà còn rõ ràng hơn các điện thoại dùng màn hình AMOLED hay Super AMOLED khi dùng ngoài trời nắng.

Ngoài ra, LG còn hào phóng trang bị cho đứa con cưng của mình chip Qualcomm MSM8974 - Snapdragon 800. Với tốc độ mỗi nhân là 2.26 GHz cùng với RAM 3G và đồ họa Adreno 330, G Pro 2 gần như có thể đánh bại mọi smartphone trên thị trường khi so sánh về phần cứng. Với những trang bị mạnh mẽ này, LG đã giúp người dùng công nghệ có thêm sự lựa chọn để sở hữu một thiết bị di động mạnh mẽ có khả năng chụp ảnh, quay phim, lướt web, chơi game nặng, xem phim hàng giờ một cách mượt mà, xử lý nhanh mọi tác vụ.

Trong tháng 8, máy đã bị điều chỉnh giá bán từ 11,99 triệu đồng xuống 9,99 triệu đồng.

Samsung Galaxy S5

smartphone, giảm giá

S5 được trang bị CPU Exynos 8 nhân gồm 4 nhân Cortex A15 tốc độ 1.9GHz và 4 nhân Cortex A7 1.3GHz, một cấu hình mạnh mẽ thực sự xứng đáng là siêu phẩm của Samsung trong năm 2014. Máy hoạt động với nguồn pin 2.800 mAh và phiên bản Android 4.4 KitKat mới nhất, đủ để S5 đàm thoại trong 21 giờ, có thể tháo rời, thay thế khi cần thiết.

Samsung Galaxy S5 trang bị một cổng micro USB chuẩn 3.0 giúp việc truyền tải dữ liệu của điện thoại đến máy tính nhanh gấp 10 lần chuẩn 2.0 thông thường. Cổng USB có thêm cổng chống nước. Ngoài ra, chuẩn kết nối tốc độ cao Wifi 802.11ac hay còn gọi là công nghệ Wifi thế hệ thứ 5 và công nghệ 2X2 MINO hỗ trợ tối đa cho Galaxy S5 với 2 Wi-Fi anten bên trong nhằm giúp gia tăng tốc độ kết nối cùng tính năng độc đáo Download Booster cho tốc độ tải lên đến 100 Mbps.

Một điểm nổi bật khác của Galaxy S5 chính là sở hữu tiêu chuẩn IP67 chống thấm nước, bụi, là đối thủ nặng ký với chiếc smartphone "không sợ nước" của Sony Xperia. Theo cam kết của Samsung, người dùng có thể ngâm điện thoại trong nước 30 phút mà vẫn không làm điện thoại hư hỏng. Ngoài ra, máy còn có camera khủng lên đến 16 MP, hỗ trợ đèn Flash LED, chế độ HDR tiên tiến.

Mặc dù là một trong siêu phẩm đáng mơ ước của người dùng di động nhất trong năm 2014 này, thế nhưng, S5 cũng không tránh khỏi bị giảm giá bán. Siêu phẩm đã mất tới 1,5 triệu đồng tỏng tháng 8 này, giảm từ 14,99 triệu đồng xuống còn 13,49 triệu đồng/sản phẩm.

Samsung Galaxy Grand 2

smartphone, giảm giá

Samsung Galaxy Grand 2 được trang bị camera 8MP cùng đèn flash. Với kích thước 146.8 x 75.3 x 8.9 mm, trọng lượng 163g, máy khá mỏng, gọn cùng một màn hình 5.25-inch sắc nét, nhờ sử dụng công nghệ TFT 16 triệu màu với độ phân giải HD 1280 x 720 pix. “Trái tim” của Galaxy Grand 2 là vi xử lý lõi tứ Qualcomm cùng bộ nhớ RAM 1.5GB, cùng hệ điều hành phiên bản 4.3 Jelly Bean giúp chạy các tính năng mượt mà.

Ưu điểm màn hình rộng giúp việc trải nghiệm đa phương tiện, xem phim ảnh một cách tối ưu nhất. Đặc biệt nếu bạn là người thích xem phim trên điện thoại thì đây là một thiết bị đáng để sở hữu. Với Camera 8MP, Galaxy Grand 2 còn được bổ sung thêm nhiều tính năng hữu ích như tự động lấy nét, chống rung, nhận diện khuôn mặt và nụ cười, chụp nhanh, chụp toàn cảnh cùng nhiều chế độ khác nhau cho người dùng lựa chọn.

Trong tháng 8,chiếc smartphone này bị điều chỉnh giảm từ 7,99 triệu đồng xuống còn 6,49 triệu đồng.

Samsung Galaxy S4

smartphone, giảm giá

Siêu phẩm này của Samsung được trang bị bộ vi xử lí Exynos 5 Octa 8 nhân mạnh mẽ gồm 2 CPU Cortex A15 4 nhân tốc độ 1,6 GHz và Cortex A7 tốc độ 1,2 GHz. Cấu hình này giúp Galaxy S4 sẽ mang đến cho người dùng một hiệu suất vận hành rất trơn tru và mượt mà.

Ngoài ra, thu mua iphone nó còn được trang bị hàng loạt những tính năng cải tiến trong một thiết kế mỏng nhẹ với màn hình 5-inch đẹp mắt. Máy ảnh 13MP cực sành điệu cho phép người dùng xóa bỏ những chủ thể không mong muốn trong bức ảnh và chụp hình với cả 2 camera trước sau cùng lúc. Một điểm cộng nữa của sản phẩm này đó là người dùng có thể điều khiển S4 bằng cử chỉ như vẫy tay trước màn hình để trả lời cuộc gọi.

Trong tháng 8, S4 bị điều chỉnh giảm giá từ 11,99 triệu đồng xuống còn 10,9 triệu đồng. Ngoài ra, nếu mua ở thegioididong.com, khách hàng còn nhận được quà khuyến mãi là một phiếu mua hàng trị giá đến 1 triệu đồng.

HTC one Mini 2

smartphone, giảm giá

HTC one Mini 2 hay còn gọi là HTC M8 mini được đánh giá có thiết kế xuất sắc, thừa hưởng nét đẹp hoàn hảo, cao cấp của dòng one. Máy được trang bị màn hình HD, 4.5-inch sắc nét, chuẩn HD 720x1280 px. “Trái tim” của chiếc smartphone này là bộ xử lý Snapdragon 400, 4 nhân, 1.2 GHz, RAM 1GB. Máy cũng được trang bị đầy đủ những kết nối cơ bản và hiện đại nhất như Wifi, kết nối 4G LTE, Bluetooth, NFC.

Điểm cộng của chiếc smartphone này là được trang bị một camera 13MP sắc nét cho ảnh dung lượng lớn, có khả năng chụp nhanh và sắc nét hơn. Cùng chung số phận với những smartphone cao cấp nêu trên, trong tháng 8 này, máy đã bị điều chỉnh giảm giá từ 10,9 triệu đồng xuống 9,9 triệu đồng.

iPhone 6 trễ hẹn vì thay thiết kế đèn màn hình?

Theo Reuters, các nhà cung cấp linh kiện màn hình iPhone 6 cho Apple đang vật lộn với thời gian để có thể đáp ứng đủ số lượng màn hình cho lắp ráp thành phẩm mẫu điện thoại iPhone thế hệ mới của Apple, được cho là sẽ ra mắt vào ngày 9/9 tới.
iPhone 6, màn hình
Tuy nhiên, thu mua iphone, số lượng linh kiện màn hình cần đủ có thể không đáp ứng được thời hạn giao hàng do việc thiết kế lại chi tiết quan trọng của đèn nền màn hình iPhone 6. Sự cố này khiến dây chuyền sản xuất màn hình iPhone 6 bị gián đoạn trong một thời gian.
Một nguồn tin từ các nhà cung cấp màn hình iPhone 6 cho Apple cho hãng tin Reuters biết, quá trình sản xuất hàng loạt linh kiện đèn nền màn hình đã bị gián đoạn trong nửa cuối tháng Sáu và đầu tháng Bảy.
Trước đó, linh kiện đèn nền màn hình cho iPhone 6 vốn được Apple thiết kế sao cho máy mỏng hơn bằng cách bỏ đi một lớp phim trong bảng mạch, nhưng qua kiểm tra đã không đáp ứng được tiêu chuẩn độ sáng và buộc phải gửi trả lại hãng để thiết kế lại.
Sau khi Apple thiết kế lại cấu trúc linh kiện đèn nền màn hình bằng việc trả lại một lớp phim bị cắt giảm lúc đầu, dây chuyển sản xuất đèn nền màn hình iPhone 6 mới hoạt động trở lại từ giữa tháng Bảy.
Mặc dù cho biết các nhà cung cấp linh kiện đã tăng cường sản xuất đề bù lại thời gian bị gián đoạn song nguồn tin trên tỏ ra quan ngại về thời hạn ra mắt iPhone 6 vào tháng 9 tới hoặc có thể sẽ chỉ có một lượng hạn chế máy được bán ra.
Hiện Japan Display Inc, Sharp Corp và LG Display Co Ltd là những nhà cung cấp linh kiện màn hình iPhone cho Apple.
Đại diện cho ba nhà cung cấp và Apple vẫn chưa có bình luận nào về thông tin mà Reuters đăng tải.
Theo các tin đồn gần đây, mẫu iPhone kế tiếp sẽ có hai phiên bản màn hình, 4,7 và 5,5 inch, được trang bị màn hình saphia chống chói, trầy xước, vi xử lý A8 tốc độ 2.0GHz, Ram 1GB, có kết nối NFC nhằm phục vụ cho tính năng thanh toán di động và đang được đưa vào sản xuất hàng loạt.
Đây là những thay đổi lớn của mẫu iPhone kế tiếp của Apple trong nỗ lực giữ vững thị phần trên thị trường đang ngày càng cạnh tranh dữ dội từ các hãng công nghệ với các sản phẩm smartphone giá rẻ nhưng có cấu hình cao, đa dạng về mẫu mã.

Nước nào nghiện smartphone nhất thế giới?

Có tới 11 triệu người - 1/3 số người sử dụng smartphone nhìn vào điện thoại của mình trong vòng 5 phút khi mới thức dậy.

Đó chính là số người “nghiện” smartphone ở nước Anh. thu mua iphone, Để kiểm tra thói quen của các chủ sở hữu smartphone, các nhà nghiên cứu bắt đầu xem xét những người đã kiểm tra các liên lạc, tin nhắn vào buổi đêm.

nghiện smartphone
Phụ nữ thường kiểm tra smartphone trên giường. Ảnh: Getty
Hầu hết các người dùng smartphone sẽ kiểm tra tin nhắn đầu tiên (33%), tiếp theo là email (25%) và mạng xã hội (14%). Nghiên cứu từ Deloitte cũng cho thấy mọi người không thể rời khỏi điện thoại của mình khi đang tỉnh táo với khoảng 1/6 số người nhìn vào smartphone hơn 50 lần mỗi ngày.

Độ tuổi từ 18-24 là những người thường xuyên sử dụng nhất, trung bình họ sẽ kiểm tra điện thoại của mình 53 lần mỗi ngày và 13% trong đó lên đến 100 lần. Trong khi độ tuổi 65-75 là ít kiểm tra nhất, trung bình họ chỉ xem điện thoại 13 lần mỗi ngày và 56% trong đó chỉ kiểm tra dưới 10 lần.

“Ở Anh hiện đang có trại cai nghiện kỹ thuật số để giúp bạn bớt thời gian cho điện thoại và trải nghiệm cuộc sống”, nghiên cứu cho biết thêm.

Theo 9To5Mac, một tài khoản cá nhân trên Youtube có tên Rozetked đã đăng tải một clip độ nét chuẩn HD giới thiệu đầy đủ, chi tiết hai mẫu điện thoại được cho là iPhone 6 từ bên trong ra tới bên ngoài sản phẩm. 

Trong clip, lần đầu tiên, hình ảnh mẫu "iPhone 6 4,7 inch" đã xuất hiện đầy đủ bên cạnh anh em song sinh 5,5 inch. So với phiên bản 5,5 inch, phiên bản 4,7 inch vẫn giữ thiết kế giống như iPhone 5S.

Trong khi đó, phiên bản iPhone 5,5 inch lại có thiết kế hoàn toàn mới đúng như những tin đồn gần đây, đó là thiết kế bo tròn các góc cạnh và đường viền dọc thân máy trong một khối hoàn chỉnh, qua đó giúp máy mỏng hơn.

Hai mẫu iPhone xuất hiện trong clip đều mang tông màu đen xám rất sang trọng. Clip cũng giới thiệu hình ảnh chi tiết linh kiện bên trong của máy.

Càng gần đến ngày ra mắt chính thức 9/9, các hình ảnh và clip dạng tin đồn về hai mẫu iPhone thế hệ mới nhất của Apple càng xuất hiện đậm đặc. Và clip trên cho đến thời điểm này là clip đẹp và mô tả chân thực nhất về hai trong số 3 sản phâm thiết bị "bom tấn" của Apple sắp ra mắt.

VinaPhone đổi pin iPhone 5 lỗi

Để thực hiện đúng quy định của Apple và phục vụ khách hàng được tốt nhất, Công ty VinaPhone thông báo quy trình tiếp nhận pin cũ và nhận đổi pin mới của một số máy điện thoại iPhone 5 bị lỗi.

Cụ thể như sau:
thu mua iphone, Khách hàng truy cập vào đường link dưới đây và nhập số IMEI của máy iPhone 5 của mình để kiểm tra xem điện thoại của mình có thuộc diện được đổi pin theo quy định của Apple không.

Đường link để kiểm tra: https://ssl.apple.com/support/iphone5-battery/ (Không phải tất cả máy iPhone 5 đều thuộc diện được đổi pin, do vậy khách hàng cần kiểm tra IMEI của mình trước khi mang máy đến các Trung tâm Dịch vụ để tránh mất thời gian của khách hàng)

ss
Ảnh minh họa VTC
Khách hàng mang pin iPhone kèm theo máy hoặc hóa đơn mua hàng đến Trung tâm Dịch vụ do Apple ủy quyền đổi pin chính hãng để nhân viên Trung tâm kiểm tra số IMEI, đảm báo đúng máy iPhone do VinaPhone phân phối và đúng loại máy nằm trong danh sách được đổi pin.

Sau khi xác nhận máy được phép đổi pin hợp lệ, nhân viên của Trung tâm Dịch vụ do Apple ủy quyền sẽ thông báo với khách hàng về việc đổi pin và tiến hành xác nhận việc đổi pin. Khách hàng phải để lại máy tại Trung tâm và Trung tâm Dịch vụ sẽ thông báo cho khách hàng thời gian chính xác có thể nhận lại máy đã được đổi pin.

Danh sách các Trung tâm Dịch vụ được Apple ủy quyền cho phép đổi pin chính hãng tại Việt Nam.

PTT Vũ Đức Đam: “Cần đẩy mạnh công tác dạy nghề”.

Trong buổi làm việc với ban lãnh đạo Bộ Lao Động – Thương Binh & Xã Hội sang 28/10 vừa qua, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh chấn chỉnh một số vấn đề liên quan tới lĩnh vực dạy – học nghề tại Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao Động – Thương Binh & Xã Hội (LĐTB&XH) thì tính đến ngày 30/09, Việt Nam có 1421 cơ sở dạy nghề chuyên nghiệp, bao gồm 168 trường cao đẳng nghề, 303 trường trung cấp nghề và 950 thu mua iphone). Đang đào tạo và giảng dạy cho 623.000 học viên trên cả nước.
PTT Vũ Đức Đam
PTT Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Việt Nam cần cải thiện và đẩy mạnh công tác dạy – học nghề
Trong buổi làm việc, PTT tập trung vào giải pháp nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh lao động của nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh các vấn đề to lớn mang tầm chiến lược vĩ mô thì cũng cần có sự hoàn thiện ở tầm vi mô dựa vào sức phối hợp của nhiều ngành, nhiều cơ sở đào tạo. Như vậy nguồn nhân lực lao động chất lượng cao mới thực sự đóng góp ý nghĩa vào sự phát triển kinh tế.
Để có những bước chuyển biến thực sự về chất lượng trong công tác dạy nghề, bộ LĐTB&XH cần phải đổi mới căn bản, toàn diện, dung cảm nhìn nhận vào các bất cập thực tế để trả lời những câu hỏi: Tại sao số lượng học viên theo học nghề còn chiếm tỉ lệ ít? Tại sao lại sát nhập 3 trung tâm dạy nghề cấp huyện mà trước đây nhà nước đã đổ rất nhiều tiền của đầu tư trong khi ngân sách còn nghèo? V.v..
PTT Vũ Đức Đam đưa ra quan điểm: “Thành lập một cơ sở dạy nghề mất 10ha đất, đầu tư 500 tỷ đồng kèm theo đội ngũ giáo viên mấy trăm người, vậy liệu chúng ta có dám dũng cảm chuyển đổi, cho DN, tư nhân thuê để hoạt động với điều kiện đảm bảo tài sản đã được đầu tư, để trước hết giảm bớt chi thường xuyên cho đội ngũ giáo viên, đồng thời huy động được thêm nguồn lực đầu tư từ xã hội vào hoạt động dạy nghề. Từ đó, đổi mới hoạt động của các trung tâm dạy nghề theo hướng tự chủ, hoạt động như DN.”
Phó Thủ Tướng cũng cho biết, theo nghiên cứu của Ngân Hàng Thế Giới – Word Bank, Bên cạnh tốc độ tăng trưởng trung bình của Việt Nam trong 20 năm qua là 5.7%/năm, thì điều hấp dẫn nhất của nước ta chính là mức tăng trưởng thu nhập của 40% người thu nhập thấp nhất ở Việt Nam đã tăng trung bình 9%/năm. Nhưng nếu cứ tiếp tục với tốc độ tăng trưởng chung là 5 – 6%/năm như hiện nay thì 20 năm tới, quốc gia chúng ta sẽ rơi vào bẫy thu nhập thấp.
Không một đất nước nào hy sinh gian khổ như Việt Nam, không có một gia đình, dòng họ, làng xã nào không có người hy sinh xương máu cho sự nghiệp giành độc lập, tự do với mong ước xây dựng đất nước giàu mạnh hơn. Vì vậy, chúng ta phải đặt mục đích phát triển nhanh hơn đi đôi với xã hội phát triển tương xứng.” PTT nhấn mạnh.
Trên tinh thần đó, Bộ LĐTB&XH cần phải xác định rõ trách nhiệm của mình, rà soát lại toàn bộ các lĩnh vực trực thuộc Bộ quản lý, nhìn nhận vào thực tế để cải thiện, phát huy và khắc phục các yếu kém.
Đơn cử như nói về năng suất lao động đúng là còn liên quan đến cơ cấu, ngành nghề lao động nhưng Bộ cũng cần xem rất cụ thể những lĩnh vực nào thuộc trách nhiệm của mình để xử lý. Chúng ta cố gắng làm đúng chức năng quản lý nhà nước và dần dần theo hướng hiện đại trên cơ sở tiếp thu, tham khảo kinh nghiệm các nước.” PTT cho biết.
Lĩnh vực quản lý, giới thiệu việc làm cần phải dựa trên căn bản sử dụng nguồn lực ít nhưng hiệu quả. Bộ LĐTB&XH có thể đánh giá, tự đánh giá quá trình dạy – học nghề của cả nước. Hợp tác với các doanh nghiệp dạy nghề tư nhân để nâng cao hiệu quả. Đặc biệt khi mà các doanh nghiệp dạy nghề tư nhân đang có xu hướng dạy nghề hơn các cơ sở quốc doanh.
Bên cạnh các hoạt động trên thực địa, công tác truyền thông cũng cần phải được đẩy mạnh để nâng cao nhận thức dạy – học nghề trong toàn dân, giúp toàn dân nắm rõ được vai trò quan trọng của công tác dạy – học nghề.
Kế hoạch cho năm 2015, PTT Vũ Đức Đam mong muốn “Từng đơn vị của Bộ LĐTB&XH đều tự đánh giá và tự kiểm điểm để nâng cao chất lượng đào tạo và quyết tâm cải thiện, dựa trên tinh thần trách nhiệm và tầm nhìm xa để đưa đất nước đi lên.”
Theo thống kê mới nhất của Bộ LĐTB&XH thì tính tới nay, công tác đào tạo – dạy nghề ở Việt Nam đang có những con số phát triển tương đối ấn tượng:
  • 1.346.000 người được tạo công ăn việc làm hằng năm nhờ học nghề. Trong đó, có 91.143 lao động Việt Nam sau khi được đào tạo nghề đã đi làm việc & công tác tại nước ngoài.
  • Toàn quốc có 1421 trung tâm dạy nghề, từ đầu năm tới nay đã đào tạo – dạy nghề cho hơn 623.000 học viên ra nghề.
  • Việt Nam hiện có trên 8,8 triệu người đang thuộc diện được hưởng trợ cấp – ưu đãi hằng tháng từ Nhà Nước.
  • Ước tính đến cuối năm 2014, tỉ lệ hộ nghèo cả nước còn khoảng 5,8% – 6,0%; giảm 1,8% – 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Có 2,6 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội và cấp thẻ bảo hiểm y tế hằng năm với tổng kinh phí lên đến trên 12 nghìn tỉ đồng.
  • Trong tháng 09/2014, cả nước có khoảng 204.377 người nghiện ma túy. 142 trung tâm cai nghiên. Có khoảng 32.200 người đang được cai nghiện tại các trung tâm và 2.902 người được cai nghiện tại gia đình.
Công tác đào tạo – dạy nghề và học nghề bên cạnh giúp giải quyết công ăn việc làm, giảm nạn thất nghiệp, còn gián tiếp giảm tệ nạn xã hội và cải thiện đời sống cho người dân.

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Điểm yếu trong dạy nghề: Hạn chế, thiếu hội nhập, chất lượng thấp

Mỗi năm, nhà nước đầu tư hàng nghìn tỉ đồng, nhưng chất lượng đào tạo nghề còn nhiều hạn chế, chủ yếu do thiếu đội ngũ giáo viên có năng lực và kinh nghiệm.
Quan liêu, thiếu thực tế hay rảnh việc đi vẽ...Voi? Bộ trưởng sẽ phải trả lời chất vấn vụ 72 ngàn cử nhân thất nghiệp? Môn Sử từ học đến thi đều đánh đố thí sinh

Luật của  trường dạy nghề xuất phát từ 3 điểm trụ cột:

Một là, Luật dạy nghề phải khắc phục được những vấn đề, bất cập, thiếu ổn định của hệ thống giáo dục nghề nghiệp về phương diện pháp lý để huy động được nguồn lực xã hội cho phát triển đào tạo nghề;

Hai là, phải phù hợp và thể chế hóa đường lối phát triển giáo dục và đào tạo nhân lực của Đảng, chiến lược phát triển giáo dục và dạy nghề của Chính phủ. Đặc biệt phải phù hợp với Hiến pháp 2013;

Ba là, phải phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế về giáo dục, đào tạo và việc làm.

Tuy nhiên, Công tác dạy nghề nói chung và Luật dạy nghề nói riêng còn bộc lộ khá nhiều hạn chế, khuyết tật vốn tồn tại từ nhiều năm nay đối với hệ thống này. Lần sửa đổi này cần nhìn nhận những hạn chế yếu kém sau đây:

Thứ nhất, hiệu quả công tác dạy nghề còn hạn chế. Hiệu quả công tác dạy nghề thể hiện ở việc đầu tư của nhà nước rất lớn nhưng người học nghề ít. Việc đầu tư vẫn còn mang tính giàn trải, phong trào chưa tạo ra được những mô hình hay những điển hình tốt cũng như những đột phá về chất lượng dạy nghề. Không ít cơ sở dạy nghề khang trang hiện đại nhưng trang thiết bị, đội ngũ giáo viên không đồng bộ nên rất lãng phí. Có thể nói đầu tư cơ sở vật chất trong lĩnh vực dạy nghề lãng phí mọi nơi, trang thiết bị mua về đắp chiếu hoặc để bụi bặm, mạng nhện bao phủ do không khai thác sử dụng.
Tư duy bao cấp vẫn còn khá phổ biến, đào tạo nghề chưa theo sát với nhu cầu nhân lực và bối cảnh dân số, việc làm trong xã hội.

Việc quy hoạch cơ sở dạy nghề chưa có sự phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo ở cấp quốc gia và cấp địa phương do vậy quy hoạch cơ sở dạy nghề, ngành nghề đào tạo bị chồng chéo gây lãng phí. Lãng phí về cơ sở vật chất do chồng chéo quy hoạch, do thiếu nguồn tuyển sinh...và đặc biệt là đất đai để xây dựng trường học cho dạy nghề, cho trung cấp chuyên nghiệp, cho các trường cao đẳng, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề... và bộ máy biên chế cứ thế phình to ra mãi. Thiếu chú ý đến thực trạng trình độ chuyên môn kỹ thuật của nhân lực Việt Nam (khoảng trên 32 triệu người chưa được đào tạo kỹ năng nghề nghiệp - 84,7 % không có chuyên môn kỹ thuật) để có kế hoạch và chiến lược đào tạo nghề hợp lý.

Việc thiết kế chương trình dạy nghề theo mô đun và môn học đã thiếu sự tích hợp cần thiết giữa việc thiết lập tiêu chuẩn nghề với tiêu chuẩn đào tạo (chuẩn đầu ra, nội dung, đánh giá, giáo viên, giáo trình, phương pháp, tổ chức quản lý, cơ sở vật chất), trong việc phát triển chương trình dạy nghề. Mặt khác, theo nguyên lý phối hợp và xếp chồng mô đun từ sơ cấp nghề lên đến trung cấp nghề và cao đẳng nghề thì việc thực hiện nguyên tắc này đã bị vi phạm bởi các văn bản dưới luật khác. Một chương trình khung trung cấp nghề chi phí khoảng trên 480 triệu đồng, trong khi đó chương trình khung cao đẳng nghề (của cùng nghề) trên 500 triệu đồng đã gây ra lãng phí rất lớn do không theo nguyên lý xếp chồng của mô đun năng lực nghề.

Chương trình khung ban hành nhưng thiếu đánh giá ở cấp độ quốc gia, chương trình dạy nghề ở trường cũng không có đánh giá do thiếu quy định. Đặc biệt, theo nguyên tắc liên thông giúp cho người lao động học suốt đời và nhiều cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp, chương trình dạy nghề cần có sự hài hòa với chương trình cao đẳng, đại học do Bộ GDĐT quản lý nhà nước. Nhưng chưa bao giờ có sự thống nhất, hợp tác trong cách làm chương trình dẫn đến sự khác biệt rất xa giữa chương trình cao đẳng nghề và cao đẳng trong nhiều ngành.

Việc điều phối nguồn lực quốc gia cho công tác dạy nghề chưa thật tốt giữa các Bộ ngành, địa phương. Còn nhiều dự án, chương trình cho dạy nghề có các nội dung trùng lắp trong việc biên soạn tài liệu, tập huấn, đầu tư...

Thứ hai, dạy nghề thiếu hội nhập và phá vỡ tính hệ thống. Việc Luật dạy nghề quy định 3 trình độ trong dạy nghề đã làm cho hệ thống các trình độ trở nên hết sức rắc rối và thiếu tính hội nhập. Ngày nay, rất nhiều người ở trong nước không phân biệt nổi giữa trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp, giữa cao đẳng nghề và cao đẳng (không nghề). Điều này đã gây khó khăn cho công tác quy hoạch phát triển nhân lực cũng như hội nhập về đào tạo và việc làm với thế giới. Tính hệ thống bị phá vỡ do sự lộn xộn của các trình độ dạy nghề. Một bên là cao đẳng nghề do Bộ LĐ quản lý, một bên là "Cao đẳng không nghề" do Bộ GD quản lý... đến ta cũng không thể hiểu nổi chưa nói gì các doanh nghiệp nước ngoài.

Những vấn đề của lịch sử về bậc thợ trước đây (công nhân 7 bậc) vẫn chưa giải quyết thấu đáo để công nhận tương đương với trình độ sơ cấp, trung cấp hay cao đẳng nghề. Con số lao động hiện vẫn còn hàng triệu người mang các bậc thợ khác nhau nhưng không thể quy đổi sang trình độ đào tạo nghề được.
Tên gọi của luật là Luật dạy nghề không đảm bảo phản ánh đúng bản chất của công tác đào tạo nghề nghiệp. Không có quốc gia nào trên thế giới gọi là "Luật dạy nghề" mà thường gọi là đào tạo nghề nghiệp hoặc giáo dục nghề nghiệp (gồm cả dạy và học). Trung Quốc cũng có Luật giáo dục nghề nghiệp (Vocational education law  - 1996) hoặc Cộng hòa liên bang Đức hay Hàn Quốc có Luật đào tạo nghề (Vocational Training Law).

Thứ ba, chất lượng dạy nghề thấp. Mỗi năm, nhà nước đầu tư hàng nghìn tỉ đồng, nhưng chất lượng đào tạo nghề còn nhiều hạn chế, nguyên nhân chủ yếu do thiếu đội ngũ giáo viên có năng lực và kinh nghiệm nghề nghiệp. Giáo trình dạy nghề cũng khá nghèo nàn do thiếu các chuyên gia có kinh nghiệm và tâm huyết biên soạn.

Ngoài ra, sự hợp tác giữa trường đào tạo nghề và doanh nghiệp chưa được đẩy mạnh. Chương trình dạy nghề được thiết kế khá tốt (chỉ đối với dạy nghề) nhưng thiếu điều kiện thực hiện và không đồng bộ. Hệ thống đánh giá kỹ năng nghề phát triển khá chậm, nhưng lại chỉ bó gọn vào kỹ năng nghề do Bộ LĐTBXH quản lý nhà nước mà không phải là đánh giá và công nhận kỹ năng nghề nghiệp cho những người lao động có trình độ đào tạo khác cao hơn các trình độ nghề hiện tại.

Thứ tư, xã hội hóa còn hạn chế. Việc huy động nguồn lực xã hội cho công tác đào tạo nghề có thể xem là một định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, tư duy bao cấp vẫn còn khá phổ biến, đào tạo nghề chưa theo sát với nhu cầu nhân lực và bối cảnh dân số, việc làm trong xã hội. Đối với một số nghề, học sinh ra trường có việc làm ngay (lĩnh vực kỹ thuật công nghệ) nhưng rất nhiều nghề rất khó kiếm việc làm do năng lực thực hành, thái độ lao động của học sinh yếu. Việc đào tạo kỹ năng cho người lao động trong doanh nghiệp thiếu cơ chế khuyến khích hiệu quả. Tư nhân hóa công tác dạy nghề diễn ra còn chậm, doanh nghiệp dường như đứng ngoài cuộc trong công tác đào tạo nghề.
Hệ thống dạy nghề không có vai trò nhiều trong giáo dục hướng nghiệp góp phần phân luồng học sinh sau THCS. Ảnh minh họa.

Thứ năm, hệ thống dạy nghề không có vai trò nhiều trong giáo dục hướng nghiệp góp phần phân luồng học sinh sau THCS. Có thể xem hiện tượng học sinh bỏ học ở cấp trung học cơ sở và không tiếp tục vào học trong các trường dạy nghề sau khi tốt nghiệp THCS là một vấn đề lớn hiện nay đối với hệ thống giáo dục và đào tạo quốc dân. Mỗi năm có chừng khoảng trên 200.000 em bỏ học ở cấp học trung học cơ sở lại không được học nghề sẽ tạo ra sự lãng phí về con người cũng như nguy cơ nảy sinh ra những vấn đề xã hội.

Thế nhưng, các trường dạy nghề cũng như sở LĐTBXH ở cấp địa phương không có vai trò gì đối với các học sinh trong trường phổ thông do quy định về quản lý nhà nước giữa sở GDĐT và sở LĐTBXH. Cơ sở vật chất của trường nghề cũng như đội ngũ giáo viên dạy nghề không được huy động để làm công tác giáo dục hướng nghiệp. Chỉ nhìn vào số liệu học sinh, sinh viên vay để học nghề ta biết ngay sức hấp dẫn của cơ sở dạy nghề đối với thanh niên hiện nay.

Việc dạy chữ và dạy nghề đang tách rời trên địa bàn cấp quận huyện vừa gây khó khăn cho người dân tiếp cận đến giáo dục và vừa lãng phí nguồn lực dàn trải ở cấp quận huyện.

Thiết nghĩ, lần này Quốc hội cho ý kiến về Luật dạy nghề sửa đổi với tinh thần Hiến pháp mới nên đổi thành Luật Giáo dục nghề nghiệp (gồm cả trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng), tạo điều kiện quy hoạch mạng lưới, quản lý tránh chồng chéo, hạn chế lãng phí tài nguyên quốc gia và góp phần đào tạo nhân lực chất lượng cao và giảm thất nghiệp.

Các trường Dạy nghề quân đội: Hỗ trợ học bổng cho học viên

Hiện quân nhân xuất ngũ có Thẻ học nghề, lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo Quyết định 1956/QĐ-TTg đang được đào tạo rất nhiều trong các trường dạy nghề quân đội và được hưởng nhiều hỗ trợ đặc biệt.

trường dạy nghề cho nhiều đối tượng

Ra quân được gần 3 tháng, sau thời gian hội ngộ với bạn bè, Chu Xuân Thuỷ (xã Phúc Hoà, Phúc Thọ, Hà Nội) bắt đầu thấy buồn chán vì không có việc làm. Lúc đó, Thuỷ mới nhớ tới chiếc Thẻ học nghề được cấp khi ra quân và bắt đầu tìm hiểu việc học nghề.
Học viên đang theo học lớp đào tạo ngắn hạn cắt may dân dụng tại Trung tâm Đào tạo lao động xuất khẩu và Dạy nghề.

Cùng lúc đó, các cán bộ Trung tâm Đào tạo lao động xuất khẩu và Dạy nghề (thuộc Công ty Vật tư công nghiệp -Bộ Quốc phòng) nằm trên địa bàn huyện Phúc Thọ tổ chức tới các ban chỉ huy quân sự địa phương tuyển sinh.

Khi nghe tư vấn, Thuỷ đã đăng ký theo học nghề lái xe và được hỗ trợ 100% học phí (chi trả qua Thẻ học nghề). Thuỷ chia sẻ: “Học nghề hiện đang là sự lựa chọn của thanh niên sau khi ra quân như bọn em. Có việc làm, thu nhập tốt là mục tiêu rõ ràng thay vì có một cái bằng đẹp nhưng khó kiếm việc”.

Ông Tống Thống Nhất - Phó Giám đốc Công ty Vật tư công nghiệp cho hay, trung tâm dạy nghề của công ty hiện đang đào tạo nghề cho hơn 1.600 học viên, chủ yếu là hệ sơ cấp, trong đó 700 học viên là bộ đội xuất ngũ. Bên cạnh đó, trung tâm còn mở các lớp dạy nghề ngắn hạn cho học viên là lao động nông thôn và lao động thuộc hộ nghèo. Trung bình mỗi lớp có từ 30 đến 35 học viên, các học viên được hưởng hỗ trợ theo Quyết định 1956 của Chính phủ.

Là lao động thuộc diện được hỗ trợ học nghề theo Quyết định 1956, học viên Trần Thị Thái, xã Phúc Hòa, huyện Phúc Thọ tâm sự: “Thanh niên bọn em quanh quẩn bên cây lúa không biết khi nào mới thoát nghèo. Theo chính sách của trung tâm, sau khi đào tạo miễn phí, học viên nào tiếp thu tốt sẽ được học thêm một khóa học nâng cao tay nghề để đủ điều kiện đi XKLĐ. Em sẽ cố gắng học thật tốt để có một nghề kiếm sống”.

Nhiều hỗ trợ học viên

Cũng như các trường nghề quân đội khác, Trung tâm Đào tạo lao động xuất khẩu và Dạy nghề có nhiều chính sách hỗ trợ học viên. Ông Tống Thống Nhất chia sẻ: “Hiện nay, nghề lái xe ô tô được coi là nghề chủ đạo, trung tâm miễn 100% phí học nghề, giúp ăn ở và hỗ trợ thêm một phần phụ cấp hàng tháng cho học viên”.

Ngoài ra, trung tâm cũng kiên quyết không cho những học viên tay nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc ra trường. “Những học viên này sẽ bị "lưu ban" và học lại những kiến thức còn thiếu, chỉ khi nào đạt yêu cầu mới được cấp chứng chỉ nghề”- ông Nhất cho biết thêm.

Tương tự, Trường Trung cấp Nghề số 22 - Quân đoàn 4 vừa tổ chức lễ bế giảng khóa 4 và cấp chứng chỉ sơ cấp nghề cho 715 bộ đội xuất ngũ thuộc các ngành nghề: Công nghệ thông tin, cơ khí, điện – điện tử và công nghệ ô tô.

Đại tá Hoàng Thọ Luật - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, hằng năm trên địa bàn đứng chân của Quân đoàn 4, số lượng bộ đội xuất ngũ rất lớn. Vì vậy, sau mỗi mùa ra quân, cán bộ đào tạo nhà trường lại lên kế hoạch tuyển sinh rất chi tiết.

Các trường dạy nghề ở TPHCM: Ngóng chờ người học

Như thường lệ, đến thời điểm này, lẽ ra nhiều trường dạy nghề ở TPHCM đã làm lễ khai giảng đón chào những người thợ tương lai của đất nước. Thế nhưng, trừ một số ít trường tuyển đủ hoặc gần đủ học viên theo chỉ tiêu, đa số còn lại đều dài cổ ngóng học sinh!

Ai học trường dạy nghề...

Có lẽ chưa năm nào cảnh tuyển sinh hệ đào tạo công nhân kỹ thuật (CNKT) ở các trường CNKT và trung học chuyên nghiệp (THCN) có dạy nghề của TPHCM lại đìu hiu như năm nay.

Ông Nguyễn Phan Hòa, Hiệu trưởng Trường Dạy nghề Nhân đạo cho biết: “Đến giờ này chúng tôi vẫn chưa thể khai giảng năm học mới vì chỉ mới tuyển được hơn 2/3 học sinh so với chỉ tiêu được giao”. Trường TH Nông nghiệp tiếp tục lâm vào cảnh tuyển sinh ế ẩm. Trường được phân trên 450 chỉ tiêu dạy nghề nhưng mới tuyển được vỏn vẹn 11 học sinh. Nhiều trường dạy nghề khác cũng rơi vào cảnh “lay lắt” chờ người học.

Trường Kỹ thuật Công nghiệp Thủ Đức mới tuyển được 70 học sinh/300 chỉ tiêu, Trường Công nhân Kỹ thuật Quang Trung : 94 học sinh/450, Trường TH Kỹ thuật nghiệp vụ Phú Lâm: 220/học sinh/400, Trường TH Công nghiệp : 270 học sinh /614 , Trường Kỹ thuật Cơ khí luyện kim Sài Gòn: 60 học sinh/685… Ngay cả những trường dạy nghề có tên tuổi như Lý Tự Trọng cũng chỉ tuyển được 85% so với chỉ tiêu.

Trong khi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đồng loạt kêu than vì thiếu lao động có tay nghề, kỹ thuật thì đầu vào của các trường nghề, cơ sở dạy nghề luôn trong tình trạng thiếu người học hoặc teo tóp nguồn tuyển. Đó là chưa kể tỷ lệ học sinh bỏ học hàng năm ở các trường dạy nghề luôn ở mức báo động (khoảng 30%-35%). Điều này khiến cho hiệu suất đào tạo nghề ở TPHCM vốn đã thấp lại càng thấp hơn.

    Vì đâu nên nỗi?

Trước thực tế này, gần đây nhiều trường THCN và CNKT đã tìm mọi cách đổi đời- lên “mác” cao đẳng thật nhanh nếu không là tự giết mình. Lý giải nguyên nhân, ông Nguyễn Phan Hòa chua chát nói: “Bây giờ các trường đại học, cao đẳng cũng “ôm” thêm mảng dạy nghề nên phần lớn học sinh có xu hướng đổ về những nơi có “mác” đó để học nghề. Các trường nghề có quy mô nhỏ - thuộc diện chiếu dưới như chúng tôi phải chịu thua thiệt, dài cổ chờ học sinh”.

Mặt khác, trong khi các trường dạy nghề trung ương liên tục được đầu tư số tiền lớn để đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề thì các trường nghề của TPHCM ít được đầu tư, chậm đổi mới về mọi mặt. Ông Hứa Văn Nhơn, Hiệu trưởng Trường CNKT Củ Chi bộc bạch: “Cứ nhìn vào môi trường học nghề của trường chúng tôi thì sẽ hiểu nguyên do nào khiến học sinh quay lưng và trường nghề vắng người học”.

Năm học mới bắt đầu nhưng cơ sở vật chất của trường ở trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Trường có tổng cộng 8 phòng học, thực hành thì có đến 5 phòng học xuống cấp và chực chờ sập bất cứ lúc nào. Được xác định là cơ sở cung cấp nguồn lao động chính cho Khu Công nghiệp Tây Bắc và chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn, Trung tâm dạy nghề Củ Chi được đổi thành Trường Công nhân kỹ thuật Củ Chi. Thế nhưng sau thời gian dài được đổi “mác” từ trung tâm lên trường CNKT, đến năm 2003 trường mới được UBND TPHCM xét duyệt kinh phí đầu tư 26 tỷ đồng và năm 2005 mới được ghi vốn thực hiện dự án. Với tiến độ duyệt dự án cũng như phân bổ vốn đầu tư kiểu này thì không biết đến bao giờ trường mới có kinh phí để cải tạo môi trường học nghề đang xuống dốc nghiêm trọng như hiện nay?

    Đừng trách học sinh…

Thời gian gần đây, nhiều trường dạy nghề đã cố gắng tự đổi mới, đầu tư nâng cấp trang thiết bị, nội dung đào tạo nhằm bắt kịp dần trình độ công nghệ, kỹ thuật mới trong sản xuất. Thế nhưng, sự nỗ lực này còn tự phát và manh mún vì thiếu tài lực. Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có khoảng 20%-30% thiết bị của các trường dạy nghề thuộc TPHCM được coi là hiện đại, đạt yêu cầu, còn lại đều lạc hậu, xuống cấp. Hiệu trưởng một trường dạy nghề ở vùng ven TPHCM thú thật rằng: “Nhìn vào cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề lạc hậu và xuống cấp, giáo viên còn ngán dạy, huống chi là học trò”.

“Thực tế cho thấy, để đầu tư cho một trường nghề đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cần khoản kinh phí đầu tư tối thiểu 80-100 tỷ đồng. Thế nhưng, suốt thời gian qua, chưa có một trường dạy nghề nào ở TPHCM được đầu tư tới mức này và trường được đầu tư kinh phí cao nhất cũng chưa tới 50 tỷ đồng”- ông Nguyễn Thành Hiệp, Trưởng phòng Dạy nghề Sở LĐ-TBXH TPHCM thừa nhận.

Phân tích nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến thực trạng các trường nghề vắng bóng học sinh, ông Nguyễn Minh Thành, Chủ tịch Hội Dạy nghề TPHCM thẳng thắn nhìn nhận: “Đừng trách vì sao học sinh và phụ huynh quay lưng với các trường nghề mà hãy hỏi ngược lại rằng Nhà nước, thành phố chúng ta đã đầu tư cho ngành dạy nghề như thế nào để tạo dựng môi trường học nghề hấp dẫn cho các em?”. Rõ ràng nếu không có quyết sách phù hợp đầu tư khẩn cấp cho cỗ máy dạy nghề đang trong tình trạng suy nhược về thể lực thì TPHCM không thể có nguồn nhân lực có tay nghề, có trình độ chuyên môn kỹ thuật trước mắt cũng như lâu dài

Hoạt động dạy nghề và giới thiệu việc làm của tổ chức Công đoàn góp phần phát triển thị trường lao động

 Có thể nói Luật Lao động và Luật Dạy nghề là căn cứ pháp lý quan trọng cho việc hình thành và phát triển hệ thống dạy nghề và giới thiệu việc làm trong cả nước nói chung và hệ thống Công đoàn Việt Nam nói riêng. 2 năm gần đây hệ thống cơ sở dạy nghề và giới thiệu việc làm Công đoàn đã có sự thay đổi và chuyển dịch mạnh mẽ cả về lượng và chất. Tính đến hết tháng 3/ 2009, hệ thống cơ sở dạy nghề và giới thiệu việc làm Công đoàn Việt Nam có 1 Trường Cao đẳng nghề, 14 Trường Trung cấp nghề 3 Trung tâm dạy nghề và 31 Trung tâm giới thiệu việc làm.



Hoạt động của các các Trường, Trung tâm dạy nghề và Trung tâm giới thiệu việc làm đã có những đóng góp tích cực vào đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động, góp phần xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh.



 Về công tác của các trường dạy nghề



Năm 2008, các Trường Cao đẳng nghề, Trường Trung cấp nghề và Trung tâm dạy nghề - Công đoàn Việt Nam đã tích cực tổ chức, thực hiện các hoạt động dạy nghề và giới thiệu việc làm, đã sử dụng một cách có hiệu quả về cơ sở vật chất sẵn có để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội, đã  đào tạo 30.949 học sinh học nghề. Trong đó, có 16.145 học sinh học nghề theo hình thức chính quy và 14.804 người học nghề thường xuyên.



Trong số học sinh học nghề theo hình thức chính quy có 106 học sinh cao đẳng nghề, 5.073 học sinh trung cấp nghề , 10.966 học sinh sơ cấp nghề.



Ngoài nhiệm vụ chính là đào tạo nghề ở các trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề, các Trường, Trung tâm dạy nghề đã liên kết với các cơ sở khác để đào tạo 13.157 người. Tư vấn học nghề 27.030 người và Giới thiệu việc làm cho 5.043 người có việc làm ổn định.



Về chất lượng dạy nghề, nhìn chung có nhiều tiến bộ, đặc biệt từ khi có Luật dạy nghề, các cấp trình độ được xác định cụ thể, rõ ràng. Trên cơ sở chương trình khung của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nhiều trường đã tự biên soạn nội dung, xây dựng chương trình, giáo trình giảng dạy và tiến hành các bước xây dựng, thẩm định, phê duyệt chương trình theo đúng các quy định hiện hành như: Trường cao đẳng nghề Đồng Khởi, Trường Trung cấp nghề Nghệ An, Trường Trung cấp nghề số 5 (Hà Tĩnh), Đồng Nai, Nam Định, Thái Nguyên.



Ngoài ra, các Trường còn chủ động tổ chức, thực hiện các hoạt động chuyên môn, tổ chức dự giờ, thi giáo viên dạy giỏi, hội thi tay nghề học sinh. Trong các đợt thi học sinh giỏi tay nghề ở địa bàn tỉnh, khu vực và quốc gia, một số em học sinh của các Trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề của Công đoàn đã đạt được giải. Thông qua các hoạt động hội giảng, dự giờ, thi giáo viên dạy giỏi, thi tay nghề học sinh đã kịp thời động viên, cổ vũ tinh thần hăng say nghiên cứu, giảng dạy và học tập, nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời cũng thể hiện uy tín , kinh nghiệm và  vị thế của nhà trường. Trong khi còn gặp nhiều khó khăn, nhiều trường có kế hoạch, đầu tư về thời gian và kinh phí để cử giáo viên theo học các lớp sau đại học, dự các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, các lớp kiểm định viên chất lượng dạy nghề do địa phương và Tổng cục dạy nghề tổ chức.



Việc dạy nghề gắn với việc làm, cung ứng lao động có địa chỉ cho doanh nghiệp là một hướng đi đúng, đáp ứng giải quyết mối quan tâm đặc biệt của học sinh học nghề. Trường Trung cấp nghề kinh tế - kỹ thuật Công nghiệp Thái Bình, Trường Trung cấp nghề số 5 (Hà Tĩnh) đã liên kết dạy nghề, cung cấp nhân lực kỹ thuật cho các doanh nghiệp khu công nghiệp mới. Hầu hết số học sinh sau khi tốt nghiệp tại trường đều được ký hợp đồng lao động tại doanh nghiệp.



Các Trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề ngoài nhiệm vụ chính là dạy nghề ở trình độ cao đẳng, trung cấp nghề còn chú trọng mở rộng đa dạng các loại hình, đào tạo theo nhu cầu xã hội. Từ việc đi xuống các địa bàn huyện, xã để tổ chức dạy nghề ngắn hạn theo yêu cầu, còn mở thêm các nghề mà xã hội đang có nhu cầu rất lớn như dạy lái xe ô tô, xe máy như Trường Trung cấp nghề số 5 Hà Tĩnh, Trường TCN Thái Nguyên, Trường Cao đẳng nghề Đồng Khởi (Bến Tre) ; Trường Trung cấp nghề kinh tế - kỹ thuật Hà Nam tổ chức dạy nghề lái xe với quy mô lớn và kết hợp với các Ban Ngành của tỉnh tổ chức thi,  kiểm tra sát hạch trình độ lái xe.



Để nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ quản lý công tác dạy nghề, nhiều trường đã cử cán bộ lãnh đạo từ phó trưởng phòng, ban, khoa trở lên tham dự  lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cơ sở dạy nghề do Tổng cục Dạy nghề tổ chức tại Hà Nội. Cũng trong năm qua, hằng trăm cán bộ của các Trường đã tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Sở lao động-Thương binh và xã hội ở các địa phương tổ chức.

 Về hoạt động giới thiệu việc làm



Theo số liệu tổng hợp báo cáo của 33 Trung tâm giới thiệu việc làm, trong năm 2008 các Trung tâm giới thiệu việc làm của tổ chức Công đoàn đã tham gia tích cực các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc cho người lao động, đặc biệt là cuối năm 2008 do suy thái kinh tế thế giới, hàng loạt doanh nghiệp phải thu hẹp, ngừng sản xuất làm cho nhiều lao động bị mất việc làm. Các Trung tâm giới thiệu việc làm LĐLĐ các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh… đã chủ động, tích cực tham gia giới thiệu việc làm giúp nguời lao động sớm tìm được việc làm để ổn định đời sống. Kết quả năm 2008 đã tư vấn việc làm, học nghề và chính sách việc làm cho 116.620 lượt người; giới thiệu việc làm cho 21.959 người; dạy nghề thường xuyên cho 43.087 người; liên kết đào tạo cho 28.104 người.



Các Trung tâm giới thiệu việc làm đã có nhiều cố gắng tiếp tục đổi mới hoạt động, xây dựng trang Website, xây dựng và tập hợp các dữ liệu thông tin về giới thiệu việc làm và nhu cầu nhận lao động ở các doanh nghiệp để người lao động thuận tiện trong việc liên hệ đăng ký tìm việc làm. Bằng các hình thức tuyên truyền, cung cấp tờ rơi, thông qua tổ chức hội nghị để giới thiệu hoạt động của Trung tâm về những nghề đào tạo và nhu cầu tuyển lao động của các cơ quan doanh nghiệp, tuyên truyền phổ biến tới các cấp công đoàn, kết quả đã đem lại những hiệu quả rất thiết thực.



Các Trung tâm giới thiệu việc làm Công đoàn đã có những đóng góp tích cực đối với các hoạt động phát triển thị trường lao động ở địa phương như tham gia Hội chợ việc làm, phiên chợ việc làm, sàn giao dịch việc làm, tham gia tổ chức ngày hội tuyển dụng, cung cấp thông tin việc làm đến các địa bàn phường xã, quan tâm đến các đối tượng lao động ở khu vực nông thôn.



Mặt khác, công tác thu thập, cung cấp thông tin thị trường lao động đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, người lao động và các cơ sở đào tạo giáo dục, phục vụ theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở các địa phương… thường xuyên được các Trung tâm coi trọng, quan tâm thực hiện.



Tồn tại, hạn chế



Mặc dù đạt được nhiều kết quả thành tích nêu trên nhưng hoạt động dạy nghề và giới thiệu việc làm trong năm qua vẫn còn một số tồn tại hạn chế, cụ thể là :



- Nhận thức về mục đích và tính chất hoạt động giới thiệu việc làm, dạy nghề chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, chưa thấy hết vai trò, ý nghĩa của công tác chăm lo đời sống cho người lao động. Chăm lo giải quyết việc làm cho người lao động thông qua hoạt động dạy nghề và giới thiệu việc làm là một nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích người lao động của tổ chức Công đoàn.



- Chất lượng cán bộ, giáo viên làm công tác giới thiệu việc làm và dạy nghề vẫn còn bất cập, thiếu năng động, sáng tạo, chậm đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu mới. Sự gắn kết giữa các trung tâm, trường trong quá trình hoạt động và mối liên hệ giữa Trung tâm giới thiệu việc làm, Trường dạy nghề và trung tâm dạy nghề với doanh nghiệp còn lỏng lẻo.



- Sau hơn 2 năm thành lập, một số trường Trung cấp nghề vẫn chưa có đủ đội ngũ giáo viên cho từng nghề đào tạo ở trình độ trung cấp nghề; chưa xây dựng, thẩm định và phê duyệt chương trình cho từng nghề đào tạo theo quy định của Nhà nước, chưa tập chung cho công tác tổ chức, xây dựng đội ngũ để tự đào tạo mà vẫn nặng về công tác liên kết đào tạo.



Một số định hướng giải pháp cho thời gian tới



Để công tác dạy nghề và giới thiệu việc làm của tổ chức công đoàn hoạt động tốt hơn và có hiệu quả hơn trong thời gian tới, các Trường dạy nghề, Trung tâm GTVL của tổ chức Công đoàn cần tập trung làm tốt một số công tác sau:



Một là, tiếp tục nghiên cứu, quán triệt nắm vững và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác Dạy nghề và Giới thiệu việc làm. Đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động dạy nghề, và giới thiệu việc làm đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và xã hội, chuyển mạnh từ dạy nghề dựa trên năng lực sẵn có của các Trường, Trung tâm sang việc dạy nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Dạy nghề gắn phục vụ cho kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của từng vùng, địa phương, của doanh nghiệp và gắn với nhu cầu việc làm của người lao động.



Hai là, Sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực sẵn có về cơ sở vật chất, phòng học, nhà xưởng, trang thiết bị dạy học và đội ngũ cán bộ, giáo viên; nâng cao chất lượng dạy và học, hoàn thiện nội dung chương trình, giáo trình giảng dạy cho từng nghề, đào tạo lại và giới thiệu việc làm cho nguời lao động, đặc biệt đối với lao động bị mất việc làm do khủng hoảng kinh tế. Gắn dạy nghề với giới thiệu việc làm, tham gia với địa phương thực hiện Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn.



Ba là, xây dựng đề án quy hoạch và các giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển của từng đơn vị về quy mô đào tạo, số nghề đào tạo; cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, giáo viên; cơ sở vật chất, thiết bị, chương trình, giáo trình, phương tiện dạy học; hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư cho hoạt động dạy nghề và giới thiệu việc làm đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và xã hội.



Bốn là, tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 755/QĐ-TLĐ ngày 02/7/2009 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về việc phê duyệt đề án Quy hoạch mạng lưới Trường nghề, Trung tâm dạy nghề và Trung tâm giới thiệu việc làm của Công đoàn đến năm 2013 và định hướng đến năm 2020.

Vai trò của trung tâm dạy nghề trong phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tiếp thu các tiến bộ về khoa học và công nghệ phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ lao động kỹ thuật, đội ngũ trí thức. Do vậy, muốn phát triển kinh tế cần phải đầu tư cho con người mà cốt lõi là đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạo nguồn nhân lực lao động trực tiếp.


Nhận thức rõ được vai trò của giáo dục, đào tạo nghề đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và qua đó tạo ra sự phát triển tương lai, Chính phủ của nhiều nước đã có chiến lược dài hạn phát triển giáo dục – đào tạo và đầu tư thỏa đáng ngân sách cho lĩnh vực này. Chẳng hạn, hàng năm, Mỹ đã chi khoảng 5%-7% GDP cho việc đào tạo và phát triển nhân tài, các nước công nhiệp phát triển khác cũng đầu tư cho giáo dục- đào tạo rất lớn, như Hà Lan 6,7% GDP, Pháp 5,7%, Nhật 5,0... Ngoài ra, Chính phủ các nước công nghiệp phát triển còn có chính sách huy động sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn đầu tư cho phát triển giáo dục nghề nghiệp, nhất là phát triển các trung tâm đào tạo chất lượng cao, tạo ra những nhà kỹ thuật, những nhà phát minh, sáng chế hàng đầu trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.

Ở nước ta, ngay từ Đại hội lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định: “Phát triển giáo dục- đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Phát triển giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội; xây dựng nền giáo dục theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”; thực hiện công bằng trong giáo dục. Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và được sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội, công tác dạy nghề từng bước phục hồi và phát triển, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về nguồn lao động trực tiếp, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, phù hợp với cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Đóng góp vào thành công chung đó, phải kể đến mạng lưới các trung tâm dạy nghề (TTDN) - loại hình cơ sở dạy nghề phổ biến, chủ yếu dạy nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề), có vai trò quan trọng trong dạy, bổ túc, bồi dưỡng nghề, đáp ứng yêu cầu đa dạng, linh hoạt và luôn biến động của thị trường lao động.

Để phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề nói chung, TTDN nói riêng cũng như định hướng đến năm 2020 phù hợp, đồng bộ với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của cả nước, của từng ngành, vùng, địa phương và phát huy hiệu quả của các TTDN hiện có; đa dạng hoá các hình thức dạy nghề, tạo điều kiện cho người lao động, thanh niên, nông dân, người dân tộc thiểu số học nghề, lập nghiệp, cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau đây:

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách đối với các TTDN;

- Thực hiện Đề án phát triển xã hội hoá dạy nghề theo Quyết định số 1000/2005/QĐ-BLĐTBXH ngày 07 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư thành lập các TTDN tư thục, TTDN có vốn đầu tư của nước ngoài.


trường dạy nghề cho học viên tại trung tâm hướng nghiệp huyện Từ Liêm.


- Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho các TTDN cấp huyện; hỗ trợ dạy nghề cho nông dân, người tàn tật, đồng bào dân tộc thiểu số.

- Điều tra năng lực dạy nghề của các TTDN kết hợp với xác định nhu cầu học nghề của người lao động tại các địa bàn có TTDN, trên cơ sở đó có kế hoạch đầu tư, nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề, nghiệp vụ, quản lý cho giáo viên dạy nghề và cán bộ quản lý tại các TTDN, nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ.

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy nghề và quản lý dạy nghề: xây dựng các phần mềm phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và quản lý dạy nghề; xây dựng giáo án điện tử; hệ thống mạng thông tin về dạy nghề.

- Khuyến khích các TTDN nghiên cứu, sản xuất thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy nghề.

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tiếp thu các tiến bộ về khoa học và công nghệ phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ lao động kỹ thuật, đội ngũ trí thức. Do vậy, muốn phát triển kinh tế cần phải đầu tư cho con người mà cốt lõi là đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạo nguồn nhân lực lao động trực tiếp. Cũng với ý nghĩa đó, nhiều nhà khoa học đã cho rằng, cần phải có một lực lượng lao động được đào tạo phù hợp với sự phát triển của các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Tất nhiên phát triển nguồn nhân lực không chỉ là phát triển giáo dục, đào tạo mà còn là phát triển nền y tế, chăm sóc sức khoẻ và nâng cao mức sống dân cư, nhưng giáo dục, đào tạo nói chung, dạy nghề nói riêng vẫn là cốt lõi của chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

Học nghề ngắn hạn dễ có việc làm

Chỉ với thời gian học bình quân từ 2 đến 5 tháng, học phí từ 400.000 đồng đến 3 triệu đồng/khóa, bạn đã có thể có một tay nghề vững vàng và một công việc ổn định. Các nghề hiện đang được các nhà tuyển dụng “săn lùng” là: Sửa chữa điện thoại di động; cài đặt, bảo trì máy vi tính; phiên dịch tiếng Hàn…

Trước đây, các trường dạy nghề chỉ chú ý đến những ngành nghề dài hạn với các đối tượng có trình độ. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu học nghề của học viên ở nhiều trình độ, các trung tâm dạy nghề đang chiêu sinh nhiều ngành nghề mới với nhiều cơ hội việc làm. Học viên không mất nhiều thời gian và chi phí chỉ trong vài tháng họ sẽ được trang bị một nghề có thể bảo đảm cuộc sống của mình.

Sửa chữa điện thoại di động

Đây là nghề đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay. Hầu hết các học viên theo học nghề này đều có cơ hội việc làm trước khi tốt nghiệp. Cũng có nhiều trường hợp học viên là chủ các cửa tiệm kinh doanh điện thoại muốn theo học để nâng cao tay nghề hay dễ quản lý thợ. Nghề này đòi hỏi học viên phải có nhiều kỹ năng đặc biệt như: tay không bị run, mắt không bị dị tật. Bởi tất cả những chi tiết trên máy điện thoại đều rất nhỏ và khi chỉnh sửa đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối.

Hiện nay, tại các trung tâm số lượng học viên theo học nghề này được xem là đông nhất. Chỉ riêng tại Trường Kỹ thuật Công nghệ (KTCN) Hùng Vương từ đầu năm đến nay đã mở 5 khóa thu hút trên 200 học viên tham gia. Tương tự, tại TTDN Tân Bình đây cũng là nghề có số lượng học viên đăng ký cao nhất từ đầu năm đến nay.

Cài đặt, bảo trì máy vi tính

Theo học nghề này, học viên có thể lắp đặt và bảo trì các hệ thống máy vi tính hay những máy riêng lẻ tại các hộ gia đình.

Theo bà Ngô Ngọc Dung, phụ trách tuyển sinh Trường KTCN Hùng Vương, cho biết: Đây là nghề rất dễ có cơ hội tìm được việc làm với mức lương khá cao từ 1-1,5 triệu đồng/tháng. Nghề này không đòi hỏi học viên phải có trình độ cao, chỉ cần tốt nghiệp THCS, cũng có thể theo học. Tuy nhiên, để tiếp thu tốt nghề này học viên phải biết cơ bản về máy vi tính.

Sửa chữa máy may công nghiệp

Sửa chữa máy may công nghiệp là nghề đang được các công ty, doanh nghiệp may săn lùng rất nhiều, nhất là các đơn vị đang mở rộng sản xuất. Học viên được trang bị các kiến thức về bảo trì các loại máy may công nghiệp hay các máy chuyên dùng như máy làm khuy, máy vắt sổ... So với công nhân may, người làm công tác bảo trì công việc đỡ vất vả và ít bị áp lực hơn. Cũng tại các trung tâm dạy nghề, hiện những học viên theo học nghề này đều có cơ hội việc làm rất cao.

Ông Hoàng Văn Hiền, phụ trách đào tạo TTDN Tân Bình, cho rằng: Để học được nghề này, học viên phải mất từ 4-8 tháng. Không đòi hỏi trình độ cao, các lao động phổ thông cũng có thể theo học nghề này một cách dễ dàng. Nghề này tuy không tuyển rầm rộ nhưng đều được các công ty tuyển dụng với mức lương không dưới 1 triệu đồng/tháng.

Phiên dịch tiếng Hàn, lương từ 50 - 100 USD/ngày

Đây là nghề đang khan hiếm lao động hiện nay. Theo ông Trần Trung Lạc, Phó Giám đốc TTDN quận 3 - TPHCM: Hiện có rất nhiều công ty du lịch đặt hàng cho trung tâm với yêu cầu tuyển phiên dịch tiếng Hàn nhưng trung tâm không có người cung ứng, bởi hầu hết các học viên khi theo học chương trình này đều được đặt hàng.

Trung bình các phiên dịch khi nhận dịch cho các tour du lịch mức lương từ 50 - 100 USD/ngày. Tuy nhiên, đây là nghề đòi hỏi học viên có trình độ nhất định: phải học từ lớp 10 trở lên hoặc tốt nghiệp THPT và có năng khiếu về giao tiếp. Thời gian đào tạo cho nghề này là 10 khóa, mỗi khóa 2 tháng. Tuy nhiên, từ khóa thứ 6 học viên có thể “ra nghề”.

Ngoài ra, các trung tâm còn đào tạo nhiều ngành nghề khác như điện, điện lạnh, tiện, phay, bào, hàn... để học viên lựa chọn.

Dạy nghề các trường công, đầu tư nhiều hiệu quả bao nhiêu?

Trên thực tế, đào tạo nghề của Việt Nam hiện nay đang theo hướng: Đào tạo những gì mình có mà không đào tạo những gì xã hội cần. Các cơ sở dạy nghề thường hướng tới đào tạo các nghề có mức đầu tư thấp như: Thương mại, kế toán…

 Hiện nay, trong lĩnh vực đào tạo nghề, số lượng các cơ sở giáo dục công lập vẫn giữ vai trò chủ đạo (khoảng 65% cơ sở dạy nghề công).


Nhưng cách đầu tư dàn trải, cào bằng, chi ngân sách tính trên đầu học sinh đã khiến cho các trường dạy nghề thiếu linh hoạt trong đào tạo, chạy theo số lượng chứ không chú trọng chất lượng và hậu quả là: Học sinh học nghề không đáp ứng được những yêu cầu của xã hội về trình độ tay nghề.
Chưa đào tạo những ngành xã hội cần

Theo thống kê của Tổng cục Dạy nghề Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), số lượng tuyển sinh dạy nghề tăng từ 887,3 nghìn người năm 2001 (trong đó các cơ sở công lập thu hút hơn 80%) lên 1,860 triệu người năm 2011 (tỷ lệ thu hút người học ở các cơ sở công là 62%).

Trên thực tế, đào tạo nghề của Việt Nam hiện nay đang theo hướng: Đào tạo những gì mình có mà không đào tạo những gì xã hội cần. Các cơ sở dạy nghề thường hướng tới đào tạo các nghề có mức đầu tư thấp như: Thương mại, kế toán… trong khi lao động thuộc những nghề này đang có xu hướng dư thừa; giảm dần mức đầu tư cho những nghề mang tính kỹ thuật, trong khi chính những ngành nghề này mới là nghề thị trường lao động và doanh nghiệp cần.

Chỉ tính riêng vấn đề đào tạo nghề ở Hà Nội, theo GĐ Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Đình Đức, qua khảo sát 867.794 hộ gia đình với 2.129.469 lao động trên địa bàn 20 quận, huyện, chỉ có 131.185 người có nhu cầu học nghề. Hiện nay, ngoài số ít người trong độ tuổi lao động ở nông thôn tiếp tục học ĐH, CĐ, trung cấp, còn lại phần lớn đang lựa chọn các nghề lao động tự do, việc làm thời vụ, không đòi hỏi có tay nghề, mà chỉ cần có sức khỏe. Nhiều người cho biết, lựa chọn như vậy, bởi chi phí học nghề cao, mà ra trường chưa chắc đã tìm được việc làm ổn định, thu nhập đủ sống.

Hướng khả thi cho phân luồng học sinh vào trường nghề

đào tạo trường nghề

Đầu tư cho đào tạo nghề còn dàn trải dẫn đến thiếu tập trung cho ngành mũi nhọn theo nhu cầu mà thị trường cần.    
Đầu tư dàn trải, gây lãng phí

Theo bà Nguyễn Minh Thảo, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thì hiện nay cơ chế phân bổ ngân sách cho đào tạo nghề ở các cơ sở công lập cũng là nguyên nhân làm phát sinh nhiều vấn đề dẫn đến việc các cơ sở dạy nghề thiếu linh hoạt sáng tạo trong việc đổi mới ngành nghề và phương thức dạy.

Nhìn chung, ngân sách được giao ổn định cho các cơ sở dạy nghề nhưng mức phân bổ lại khác nhau theo từng địa phương, ngân sách lại căn cứ theo kế hoạch về chỉ tiêu số lượng học sinh được phê duyệt. Chính vì thế dẫn đến tình trạng các trường chỉ chú trọng mở rộng ngành nghề đào tạo, thêm nhiều học sinh đồng nghĩa với việc thêm ngân sách, chạy theo số lượng chứ không phải chất lượng. Vấn đề phân bổ kinh phí ở nhiều nơi còn mang tính chất cào bằng, dàn trải.

Ông Nguyễn Đình Cung, quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng cho rằng: Rõ ràng việc phân bổ ngân sách như hiện nay có khá nhiều điểm bất hợp lý và tạo ra những động lực méo mó trong phân bổ nguồn lực, dẫn đến lãng phí ngân sách. Ngân sách chi thường xuyên được tính trên số lượng học sinh và thời gian học nên các cơ sở dạy nghề phải tính đến việc thu nhận càng nhiều học sinh càng tốt, có nghề chỉ cần đào tạo trong 3 tháng là đủ nhưng kinh phí phân bổ 6 tháng nên buộc phải kéo dài thời gian đào tạo đến 6 tháng.

Chính vì những khó khăn còn tồn tại đó mà nhiều ý kiến đã đề xuất về việc cần thay đổi công tác dạy nghề trên nhiều phương diện: Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, cho phép các trường được linh hoạt hơn trong khung chương trình đào tạo nghề. Đặc biệt phải thay đổi phương thức phân bổ ngân sách, tức là đầu tư tập trung, đồng bộ theo nghề, phân bổ tài chính có gắn với kiểm soát đầu ra và phải từng bước cắt giảm kinh phí chi thường xuyên, áp dụng cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ theo nguyên tắc: Giao việc – giao kinh phí. Đồng thời thí điểm khả năng chuyển đổi một số cơ sở dạy nghề chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp xã hội để tăng tính chủ động, sáng tạo và chịu đổi mới cho các cơ sở nghề.

Theo Phan Thủy, phapluatxahoi

Vai trò của trung tâm dạy nghề trong phát triển nguồn lao động trực tiếp và xoá đói giảm nghèo

Khi đề cập đến vai trò của trường dạy nghề, các đại biểu trong và ngoài nước tham gia hội thảo quốc tế giữa Việt Nam với các nước thành viên tổ chức Đối thoại hợp tác châu Á - ACD tổ chức trong các ngày 24- 25/5/2007 tại Hà Nội đã trình bày nhiều mô hình và kinh nghiệm hay trong dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực, xoá đói giảm nghèo.

Nếu như hệ thống dạy nghề của Thái Lan và Bu-tan luôn nhận được sự quan tâm trực tiếp từ Nhà Vua với triết lý và sáng kiến độc đáo “Mỗi làng một nghề truyền thống”, thì I-ran lại khuyến khích mô hình dạy nghề từ xa (mobile training),, Phi-li-pin áp dụng cộng nghệ thông tin và truyền thông trong dạy nghề để người dân khu vực nông thôn, phụ nữ và đối tượng thiệt thòi có thể tiếp cận rộng rãi; còn Xinh-ga-po có hệ thống dạy nghề chất lượng, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao...

Ở nước ta, trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và được sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội, công tác dạy nghề từng bước phục hồi và phát triển, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về nguồn lao động trực tiếp, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, phù hợp với cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Đóng góp vào thành công chung đó, phải kể đến mạng lưới các trung tâm dạy nghề (TTDN) - loại hình cơ sở dạy nghề phổ biến, chủ yếu dạy nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề), có vai trò quan trọng trong dạy, bổ túc, bồi dưỡng nghề, đáp ứng yêu cầu đa dạng, linh hoạt và luôn biến động của thị trường lao động.

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tiếp thu các tiến bộ về khoa học và công nghệ phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ lao động kỹ thuật, đội ngũ trí thức. Do vậy, muốn phát triển kinh tế cần phải đầu tư cho con người mà cốt lõi là đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạo nguồn nhân lực lao động trực tiếp. Cũng với ý nghĩa đó, nhiều nhà khoa học đã cho rằng, cần phải có một lực lượng lao động được đào tạo phù hợp với sự phát triển của các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Tất nhiên phát triển nguồn nhân lực không chỉ là phát triển giáo dục, đào tạo mà còn là phát triển nền y tế, chăm sóc sức khoẻ và nâng cao mức sống dân cư, nhưng giáo dục, đào tạo nói chung, dạy nghề nói riêng vẫn là cốt lõi của chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

Xác định đang trong giai đoạn đầu của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, như vậy về mặt thời gian, Việt Nam đã đi sau một số nước đang phát triển trong khu vực và trên thế giới. Sau 20 năm thực hiện đổi mới, mặc dù đã đạt được những thành tựu nổi bật trên một số lĩnh vực, nhưng về cơ bản Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp với gần 74% dân số sống ở nông thôn, chủ yếu làm nông, lâm, ngư nghiệp. Và dù đã qua hàng chục năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tổ chức lại sản xuất, nhưng đến nay khu vực nông thôn với 32 triệu lao động vẫn chiếm gần 70% lực lượng lao động cả nước, mỗi năm lại tăng thêm gần 1 triệu lao động chưa có việc làm. Đó là chưa kể gần 30% thời gian lao động ở khu vực nông thôn chưa được sử dụng khiến ở nhiều vùng sâu, vùng xa, đời sống của nhân dân còn rất khó khăn.

Khi nền kinh tế nước ta còn trong cơ chế bao cấp, dạy nghề chủ yếu được tiến hành trong các trường dạy nghề chính quy và tại các lớp dạy nghề cạnh doanh nghiệp. Dạy nghề trong giai đoạn này được kế hoạch hóa cao độ từ tuyển sinh đến phân công học sinh sau khi tốt nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của khu vực kinh tế quốc doanh. Sau năm 1986, công cuộc đổi mới đã tạo ra những biến đổi hết sức sâu sắc về kinh tế, xã hội, với sự xuất hiện của nhiều thành phần kinh tế, thị trường lao động từng bước được hình thành. Đứng trước yêu cầu về nghề nghiệp, việc làm của người lao động, dạy nghề đã có những bước thay đổi tích cực để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Một trong những thay đổi đó là sự đa dạng hóa loại hình, trình độ đào tạo, với sự phát triển của nhiều loại hình cơ sở dạy nghề.

Trung tâm dạy nghề là cơ sở dạy nghề linh hoạt mà dạy nghề ngắn hạn là chủ yếu đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Ban đầu một số trung tâm được thành lập ở các huyện sản xuất nông nghiệp, sau đó đã phát triển nhanh chóng ở các quận, huyện, thị xã, thành phố. Nếu năm 2001 chỉ có 150 trung tâm dạy nghề, thì đến năm 2005, cả nước có 404 TTDN, trong đó có 249 trung tâm công lập, 135 ngoài công lập, 165 do cấp huyện trực tiếp quản lý. So với năm 2000, số lượng các TTDN tăng 2,7 lần và phát triển tương đối đồng đều tại tất cả các vùng trong cả nước, đặc biệt tại các vùng Đông Bắc, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

Tính đến tháng 4/2007, cả nước đã có 599 TTDN (trong đó có 201 trung tâm tư thục) và dự kiến đến năm 2010 sẽ có trên 700 trung tâm (trong đó có 300 mới thành lập). Dạy nghề tại các TTDN trở thành cứu cánh cho nhiều người lao động, nhiều hộ gia đình khó khăn. Cùng với các cơ sở dạy nghề khác, các TTDN vào cuộc một cách tích cực, chủ động, lăn lộn trên địa bàn, vận dụng nhiều mô hình hiệu quả như dạy nghề cho nông dân, cho học sinh dân tộc thiểu số, cho bộ đội xuất ngũ; dạy nghề lưu động tại các thôn, bản... Với người nông dân, với học sinh dân tộc thiểu số, với những người nghèo ở vùng sâu, vùng xa... cơ hội đã đến với họ khi được dạy nghề, học nghề. Chỉ có học nghề họ mới có thể tham gia vào thị trường lao động, biết cách lao động, sản xuất, dịch vụ và biết cách tổ chức lao động sản xuất một cách hiệu quả ngay chính trên mảnh đất quê hương của họ. Có thể thấy vai trò của các trung tâm dạy nghề thể hiện trên các mặt sau:

Một là, mở rộng quy mô dạy nghề, góp phần phát triển nguồn nhân lực lao động. Cùng với phát triển mạnh về số lượng cơ sở dạy nghề, quy mô tuyển sinh trong thời gian qua đã tăng nhanh; từ 447 ngàn người năm 1997 lên 1,34 triệu người năm 2006, trong đó dạy nghề ngắn hạn (chủ yếu tại các TTDN) tăng từ 390.000 người lên 1,08 triệu người, nếu tính cả giai đoạn 2000-2005, mức tăng bình quân đạt 9,5%/năm.

Giai đoạn 2001-2006, cả nước đã dạy nghề cho 6,6 triệu người, tăng bình quân hàng năm 6,5%, trong đó dạy nghề cho nông dân là 1,8 triệu người; dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ 0,3 triệu người và hàng ngàn người khuyết tật; thí điểm và triển khai dạy nghề cho hàng ngàn thanh niên dân tộc thiểu số nội trú. Riêng năm 2006 đã dạy nghề cho 1,34 triệu người, tăng gần 2 lần so với năm 2001. Trong đó, dạy nghề ngắn hạn cơ bản tại các TTDN đạt 5,46 triệu người, tăng bình quân gần 6% năm, riêng năm 2006 là 1,08 triệu người, tăng gần 1,7 lần so với năm 2001. Trong năm học 2004 - 2005, các TTDN đã triển khai đào tạo trên 100 nghề thuộc 32 nhóm nghề thiết yếu phục vụ đời sống thường nhật như: may, tin học, cơ khí, gò hàn, kỹ thuật điện, trồng trọt, chăn nuôi, thú y, điện tử, sửa chữa xe máy... Chất lượng cơ bản bảo đảm đã đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng lực lượng lao động của đất nước.

Hai là, tạo nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm cho người lao động, tham gia xóa đói giảm nghèo. Song song với đào tạo lao động trình độ cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn, dạy nghề đã gắn với giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Phần lớn số người học nghề ngắn hạn sau khi được trang bị các kiến thức nghề nghiệp đã có cơ hội tốt hơn trong tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm tại địa phương. Vì vậy, các TTDN đã góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian làm việc của lao động nông thôn. Có thể nói, ngoài ý nghĩa nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước nói chung, hoạt động của các TTDN còn có ý nghiã phát triển xã hội rất to lớn.

Mặt khác, các TTDN không chỉ dạy nghề cho người lao động mà còn trực tiếp hoặc gián tiếp tạo việc làm và giới thiệu việc làm cho người lao động. Chỉ tính riêng các TTDN - giới thiệu việc làm, giai đoạn 1990-2006 đã tư vấn cho trên 3 triệu lượt người, giới thiệu và cung ứng lao động cho trên 2,5 triệu lao động; đào tạo nghề ngắn hạn gắn với giải quyết việc làm cho khoảng 1,8 triệu lao động. Đây là điều khác biệt của các TTDN so với các trường dạy nghề. Người lao động sau khi học nghề xong có thể tự tạo việc làm hoặc được các TTDN giới thiệu vào làm việc tại các doanh nghiệp. Nhiều người nghèo nhờ được dạy nghề, có nghề nghiệp, có việc làm nên thu nhập ngày càng tăng, thoát được cảnh nghèo khó. Một số người được giới thiệu cho các doanh nghiệp tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Để phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề nói chung, TTDN nói riêng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 phù hợp, đồng bộ với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của cả nước, của từng ngành, vùng, địa phương và phát huy hiệu quả của các TTDN hiện có; đa dạng hoá các hình thức dạy nghề, tạo điều kiện cho người lao động, thanh niên, nông dân, người dân tộc thiểu số học nghề, lập nghiệp, cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau đây:

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách đối với các TTDN;

- Thực hiện Đề án phát triển xã hội hoá dạy nghề đến năm 2010 theo Quyết định số 1000/2005/QĐ-BLĐTBXH ngày 07 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư thành lập các TTDN tư thục, TTDN có vốn đầu tư của nước ngoài.

- Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho các TTDN cấp huyện; hỗ trợ dạy nghề cho nông dân, người tàn tật, đồng bào dân tộc thiểu số.

- Điều tra năng lực dạy nghề của các TTDN kết hợp với xác định nhu cầu học nghề của người lao động tại các địa bàn có TTDN, trên cơ sở đó có kế hoạch đầu tư, nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức chuyên môn,kỹ năng nghề, nghiệp vụ, quản lý cho giáo viên dạy nghề và cán bộ quản lý tại các TTDN, nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ.

- ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy nghề và quản lý dạy nghề: xây dựng các phần mềm phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và quản lý dạy nghề; xây dựng giáo án điện tử; hệ thống mạng thông tin về dạy nghề.

- Khuyến khích các TTDN nghiên cứu, sản xuất thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy nghề.

Trường dạy nghề đầu tiên của người Công giáo tỉnh Đồng Nai

Trường dạy nghề Hòa Bình tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, đang là địa chỉ thu hút học sinh trong tỉnh đến học nghề. Với phương châm “Thăng tiến con người toàn diện”, học sinh khi tốt nghiệp trường trung cấp nghề Hòa Bình có tay nghề cao, khả năng đáp ứng những yêu cầu của các doanh nghiệp. Không chỉ chú trọng tới chất lượng giảng dạy, thầy cô giáo trong trường còn xây dựng cho học sinh những kỹ năng sống vững chắc khi bước vào tuổi trưởng thành.


Nghe nội dung chi tiết tại đây:



Trong khu xưởng học thực hành, dù là cuối ngày nhưng cả học sinh và thầy giáo của lớp mộc dân dụng vẫn say sưa hoàn thiện nốt sản phẩm là chiếc tủ đứng. Thầy Hùng cho biết các em ở đây được đào tạo kỹ cả về lý thuyết và thực hành, đảm bảo khi ra trường, tay nghề của 100% học sinh đều  đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp. "Trong lớp này có lớp 1 và lớp 2. Lớp 1 sắp sửa ra trường nói các em hiểu liền. Bước đầu từ bản vẽ của thầy trên lớp giờ xuống đây tự các em phải vẽ với tỷ lệ 1:1 trên tờ giấy thì mới hiểu được còn chỉ giảng không thì các em không thể hiểu được làm một cái tủ, cái ghế độ cong, độ ngả, độ nghiêng, làm mộng như nào. Mình lấy thông tin, công nghệ ở ngoài vào dạy" - thầy Hùng nói.

Ban giám hiệu Nhà trường: Linh mục Philipphê Trần Công Thuận, TS. Đoàn Liêng Diễm, Linh mục Giuse Nguyễn Văn Uy, TS. Trịnh Thanh Toản

Được học một cách bài bản, thầy cô giáo tận tâm truyền nghề nên trong những giờ học thực hành, các em tận dụng mọi thời gian để học. Nguyễn Đức Cảnh, học sinh lớp 2 chuẩn bị ra trường cho biết: "Thường 1 tuần bọn em học thực hành 4 buổi, còn lại là các giờ lý thuyết. Các môn học thường đan xen với nhau, học lý thuyết rồi mới đến thực hành, học xong môn nào là thi môn đấy. Từ năm ngoái đến năm nay bọn em học khoảng hơn 30 môn học. Từ hồi em vào đây học, thầy chỉ dẫn tận tình nên khi đi thực tập,các doanh nghiệp cũng đánh giá là em làm rất được. Nhà trường đều mời các thầy có trình độ cao về đây dạy và rất tận tâm và chúng em đa số tiếp thu rất tốt và có được trình độ tay nghề khá vững".

Các học sinh trong giờ học nghề mộc

Trường trung cấp nghề Hòa Bình được xây dựng trên tổng diện tích 2,5 ha trực thuộc Ban Bác ái xã hội Caritas giáo phận Xuân Lộc. Trường được xây dựng nhằm thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo, nâng cao cuộc sống bằng cách đào tạo cho cho thế hệ trẻ có nghề nghiệp ổn định. Linh mục Nguyễn Văn Uy, Trưởng ban Bác ái xã hội caritas Giáo phận Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Hiệu trưởng trường trung cấp nghề Hòa Bình, cho biết: "Chúng tôi được phép của chính phủ để xây dựng trường trung cấp nghề Hòa Bình để đón nhận những em học sinh học hết lớp 9 không thể lên lớp 10 được vì hoàn cảnh nghèo hay có khó khăn nào đó, rồi những em lớp 12 mà không vào được các trường đại học, cao đẳng hay không có khả năng thì các em vào đây để học lấy một nghề cho cuộc sống mưu sinh của các em để rồi các em trở thành những con người có tay nghề, đã qua đào tạo để đóng góp vào với xã hội của mình".

Học sinh trường Hòa Bình thi tay nghề giỏi quốc gia

Trường trung cấp nghề Hòa Bình xây dựng từ 2009 và năm 2011 bắt đầu khóa học đầu tiên và sắp sửa kết thúc năm học thứ 2. Hiện tại trường có gần 700 học sinh theo học thuộc 8 khoa nghề như: Công nghệ thông tin, may công nghiệp, kế toán công nghiệp, du lịch, điện dân dụng, điện lạnh, công nghệ ô tô và mộc. Hầu hết học sinh học tại đây hoàn cảnh gia đình khó khăn nên nhà trường tạo mọi điều kiện để các em yên tâm theo học. Linh mục Nguyễn Văn Uy cho biết: "Trường trung cấp nghề Hòa Bình nằm trong Ban bác ái xã hội và phục vụ cho người nghèo. Do đó, học phí thấp hơn tất cả các trường khác để con nhà nghèo có thể tham gia. Ngoài ra, những cái khác như chỗ ở nội trú cũng hoàn toàn miễn phí do giáo phận xây dựng lên để cho các em đến học. Trường cũng không phân biệt là người theo đạo hay không theo đạo, miễn là các em nghèo mà đến đây học là tốt rồi".

Trong lớp học nghề nghiệp vụ nhà hàng

Điều đặc biệt ở ngôi trường này là đội ngũ giáo viên có các linh mục, tu sĩ nam, nữ tham gia theo từng chuyên ngành. Linh mục Nguyễn Văn Uy cho biết trường còn mời các giáo viên giỏi ở Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, đến tham gia giảng dạy. "Chúng tôi cũng mời gọi những giáo viên đến đây để cùng với chúng tôi giáo dục và đào tạo các em. Nhưng mà các vị đó cũng thống nhất với chúng tôi về quan điểm là phục vụ cho người nghèo trong cộng đồng xã hội mình. Chương trình học các em rất là nghiêm túc, các thầy cô đến đây cũng mang tâm tình giúp đỡ cho người nghèo, đóng góp với xã hội, để quan tâm tới bộ phận nhân dân kém may mắn. Sau gần 2 năm hoạt động, mọi cái rất tốt. Và chúng tôi đang chuẩn bị cho các em khóa đầu tiên sẽ ra trường vào tháng 10 năm nay" - Linh mục Uy nói.

Trước khi chia tay chúng tôi, linh mục Nguyễn Văn Uy cho biết dịp hè này trường sẽ xây dựng thêm khu nhà xưởng để học sinh có chỗ thực hành rộng rãi hơn. Phương châm đào tạo của trường là: "Thăng tiến con người toàn diện". Có như vậy ngôi trường mang tên Hòa Bình mới đào tạo ra nhưng con người trí thức, con người nghề nghiệp và con người đạo đức để từ đó các em vững vàng bước vào đời, tự tin đóng góp xây dựng xã hội./.

Nỗ lực dạy nghề và tìm việc làm cho thanh niên

TT - Tại hội nghị khối các trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên (TN) toàn quốc ngày 7-2, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, bí thư T.Ư Đoàn, nhấn mạnh: việc làm cho TN phải là trọng tâm của toàn Đoàn trong năm 2009.

Theo ông Hiệp, ban chấp hành T.Ư Đoàn đã quyết định chủ đề năm 2009 là năm “TN với nghề nghiệp và việc làm”. Với chủ đề này, T.Ư Đoàn chỉ đạo toàn hệ thống Đoàn cần tập trung xây dựng các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức cho TN và xã hội về nghề nghiệp và việc làm. Toàn Đoàn sẽ đẩy mạnh hoạt động tư vấn, hỗ trợ TN khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp, xây dựng các trung tâm dạy nghề TN kiểu mẫu, hỗ trợ, hướng dẫn TN vay vốn học nghề và giải quyết việc làm…

Ông Chu Mạnh Sinh, phó trưởng Ban TN công nhân và đô thị T.Ư Đoàn, cho biết năm 2009 sẽ là một năm nhiều khó khăn nhưng T.Ư Đoàn vẫn đặt chỉ tiêu cho hệ thống 33 trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm TN phấn đấu tư vấn, hướng nghiệp cho 220.000 lượt TN, dạy nghề cho 59.000 TN, lao động trẻ (ngắn hạn 26.000, dài hạn 33.000 TN), giới thiệu và cung ứng 115.000 lao động.


TT - Trung tâm Dạy nghề thanh niên Huế vừa phối hợp cùng Ban Dân tộc Thừa Thiên - Huế khai giảng lớp dạy nghề điện công nghiệp miễn phí cho đoàn viên thanh niên dân tộc ít người ở các xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135.

Khóa học ba tháng, đào tạo các kỹ năng về điện như bảo trì thiết bị, sửa chữa, ứng cứu sự cố, vận hành máy móc... Trong thời gian học, trung tâm hỗ trợ chi phí lưu trú, đi lại và ăn ở. Kết thúc khóa học, học viên được giới thiệu vào làm việc tại các công ty, nhà máy, khu công nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Theo kế hoạch, thời gian tới trung tâm tiếp tục chiêu sinh lớp may công nghiệp miễn phí với đối tượng mở rộng đến bạn trẻ khó khăn.

TTO - Đó là mục tiêu đặt ra tại hội nghị giao ban khối các trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên toàn quốc năm 2010 do Trung ương Đoàn tổ chức sáng nay (15-1) tại Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi Phú Yên. Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì hội nghị.

Năm 2009, 33 trung tâm dạy nghề thanh niên trong cả nước đã tư vấn cho 306.159 lượt người, dạy nghề cho 73.303 người, giới thiệu việc làm cho 114.237 người, tăng 35% so với năm 2008.

Năm 2010, các trung tâm sẽ tập trung đẩy mạnh thực hiện đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015”, phấn đấu đến cuối năm 2010, tư vấn, hướng nghiệp cho 330.000 lượt người, dạy nghề cho 80.000 thanh niên, lao động trẻ, giới thiệu việc làm cho 130.000 lượt người. Đồng thời tăng cường liên kết, phối hợp và sẻ chia thông tin về thị trường lao động, dạy nghề… để ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động.

Kết luận hội nghị, Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Hoàng Hiệp yêu cầu các trung tâm cần nâng cao năng lực hoạt động, chủ động tổ chức các ngày hội tư vấn việc làm, hội thi tay nghề, góp phần đưa tổ chức Đoàn, Hội ngày càng gần gũi hơn với thanh niên.

Nhân dịp này, Báo Tuổi trẻ đã trao 10 suất học bổng “Nhất nghệ tinh”, trị giá 2 triệu đồng/suất cho sinh viên các trường nghề trong tỉnh; các trung tâm tặng 10 chiếc xe đạp cho các em học sinh nghèo vượt khó học giỏi; 15 tập thể và 16 cá nhân có thành tích xuất sắc trong đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho tuổi trẻ năm 2009 được Trung ương Đoàn tặng bằng khen.